Không chỉ là nguyên liệu cho các món ăn ngon, loại lá này còn là vị thuốc rất hữu hiệu với sức khỏe con người.
Lá sung là loại lá mọc từ cây sung, có hình mũi giáo, đầu nhọn, phía cuống hơi tròn hơn. Các nghiên cứu khoa học còn phát hiện ra trong thành phần lá sung chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như canxi, chất xơ, vitamin A, B, C, K, khoáng chất như natri, mangan, kẽm, đồng, magie, kali…Do đó, không chỉ là một vị rau sống ăn kèm thú vị, gia tăng sức hấp dẫn hơn cho món ăn, lá sung còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành nhiều bài thuốc chữa bệnh.
Các chuyên gia cho biết có thể ăn tươi lá sung hoặc uống nước từ lá sung phơi khô đều rất tốt cho sức khỏe.
1. Hạ đường huyết
Theo Đông y, lá sung có tác dụng giảm lượng đường trong máu, tăng sinh insulin. Cũng vì thế mà đây là loại lá được sử dụng để ngăn ngừa nhiều biến chứng ở bệnh nhân tiểu đường.
Theo một nghiên cứu nhỏ thực hiện năm 1998, chất chiết xuất từ lá sung giúp giảm lượng đường trong máu sau ăn của những người tham gia, liều lượng insulin họ cần dùng cũng thấp hơn. Cũng nhờ công dụng làm giảm glucose mà Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã gợi ý người bệnh nên sử dụng lá sung để hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.
Không chỉ sử dụng lá sung để chế biến các món ăn, nhiều người còn uống nước lá sung để giúp giảm lượng đường trong máu. Việc sử dụng một ly nước lá sung vào mỗi buổi sáng sẽ giúp ổn định đường huyết và ngăn ngừa biến chứng tiểu đường một cách hiệu quả.
2. Ngăn ngừa bệnh tim mạch
Với hàm lượng kali cao, lá sung cũng có hiệu quả trong việc kiểm soát tình trạng huyết áp cao và làm giảm mức cholesterol xấu. Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng loại việc uống trà từ loại lá này còn có tác dụng giảm lượng mỡ thừa trong máu, giúp cải thiện sức khỏe mạch máu và từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch như nhồi máu cơ tim, căng thẳng mạch máu và đột quỵ một cách hiệu quả.
3. Tốt cho gan
Từ xa xưa, y học cổ truyền đã xem lá sung như một vị thuốc quý có tính bình và hàm lượng chất triterpenoid dồi dào. Do đó, lá sung mang đến hiệu quả tuyệt vời trong việc thải độc gan, thanh nhiệt cơ thể và hỗ trợ điều trị vàng da.
Theo một số nghiên cứu, một số hợp chất có trong loại lá này còn có công dụng bảo vệ gan khỏi các tác nhân gây hại. Vì vậy, những người mắc chứng một số chứng bệnh về gan có cũng có thể dùng trà lá sung như một loại thức uống hằng ngày. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, trước khi uống nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
4. Hỗ trợ giảm cân
Theo nghiên cứu, lá sung có hàm lượng chất xơ rất dồi dào nên có thể hỗ trợ dạ dày và tiêu hóa hiệu quả. Đặc biệt lá sung cũng rất phù hợp cho những người đang áp dụng chế độ giảm cân vì nó dễ ăn và thích hợp khi kết hợp với các món rau khác trong bữa ăn hàng ngày. Chế độ ăn này sẽ giúp những người béo phì kiểm soát được cân nặng một cách hiệu quả và bổ sung những dưỡng chất vô cùng cần thiết.
5. Phòng chống ung thư
Theo nhiều báo cáo ghi nhận lá sung, nhựa cây chứa hoạt chất alkaloid, triterpenoid, vitamin C và các hoạt chất khác có thể chống lại các tế bào ung thư như: Ung thư ruột kết, ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư gan. Do đó, việc thêm loại lá này vào thực đơn mỗi ngày chính là cách đơn giản để giúp gia đình bạn phòng chống ung thư một cách hiểu quả.
2 nhóm người không nên ăn lá sung
Có thể thấy, lá sung mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể tiêu thụ loại lá này bởi nếu dùng không đúng cách, nó có thể khiến sức khoẻ của bạn bị ảnh hưởng. Để đảm bảo an toàn, 2 nhóm người dưới đây nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia trước khi sử dụng:
1. Người bị bệnh tiêu hóa nặng
Những người mắc các bệnh tiêu hóa nặng như viêm loét dạ dày, đại tràng, hoặc hội chứng ruột kích thích nên hạn chế ăn lá sung. Nguyên nhân là vì loại lá này chứa nhiều chất tanin có thể làm kích thích niêm mạc dạ dày và ruột, làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
2. Người đang sử dụng thuốc an thần
Nhóm người đang sử dụng thuốc an thần cũng nên hạn chế ăn lá sung. Nguyên nhân là vì một số hợp chất có trong loại lá này có thể tương tác với các loại thuốc an thần, làm giảm tác dụng của thuốc hoặc gây ra tác dụng phụ như mệt mỏi, buồn nôn và chóng mặt.
(Tổng hợp)