Nếu mắc phải những thói quen sai lầm này khi uống nước, bạn nên thay đổi càng sớm càng tốt.
Việc cung cấp nhiều nước cho cơ thể luôn được biết đến là thói quen tốt được khuyến khích thực hiện. Tạp chí dinh dưỡng (Nutrition Journal) cũng từng khuyên nên bổ sung nhiều nước cho trẻ để có thể thúc đẩy sự phát triển lành mạnh và nâng cao hiệu quả học tập.
Tuy nhiên, bất cứ việc gì cũng cần phải thực hiện theo một phương pháp đúng đắn mới mang lại hiệu quả tối ưu nhất, việc uống nước cũng không ngoại lệ. Nếu làm sai, việc uống nước tưởng chừng vô hại thậm chí còn có thể khiến sức khỏe của bạn đối mặt với nhiều nguy cơ hơn.
1. Uống sai lượng nước
Nước là chất không thể thiếu đối với cuộc sống của con người. Nó có chức năng thúc đẩy quá trình trao đổi chất, điều hòa nhiệt độ cơ thể, hỗ trợ bài tiết và làm loãng độ nhớt của máu. Dù vậy, không phải cứ uống càng nhiều nước càng tốt. Thậm chí nếu bạn uống quá nhiều còn có thể gây ra “nhiễm độc nước” (hạ natri máu).
Khi cơ thể không thể tiêu thụ hết lượng nước được nạp vào sẽ dẫn đến tình trạng giữ nước trong cơ thể và giảm áp suất thẩm thấu trong máu. Việc ứ nước sẽ khiến con người sẽ bị nhiễm độc nước ở các mức độ khác nhau, nặng hơn là có thể gây ngộ độc cấp tính hay gây tổn thương mô thần kinh.
Ngoài ra, những người có vấn đề về mô trao đổi chất ở thận và gan có nhiều khả năng bị nhiễm độc nước hơn người bình thường. Một lượng nước quá lớn nạp vào cơ thể sẽ gây thêm áp lực cho cho thận, gây suy thận và có thể dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa. Vì vậy, chúng ta cần chú ý và uống lượng nước phù hợp tùy theo thể trạng của mình. Theo các chuyên gia, trong trường hợp bình thường, những người hoạt động thể chất nhẹ có thể uống 1,5 – 1,7 lít nước mỗi ngày. Những người có lượng axit uric cao và đã được chẩn đoán mắc bệnh gút hoặc tăng axit uric máu có thể nạp nhiều nước hơn, khoảng 2 lít mỗi ngày.
2. Uống nước không đúng thời điểm
Đối với hầu hết mọi người, họ thường đợi cơ thể gửi tín hiệu vị giác rõ ràng trước khi uống nước, nói đơn giản là phải thấy khát mới bắt đầu tìm nước uống. Trên thực tế, khi cơ thể khát đồng nghĩa với việc các tế bào đã thiếu nước. Việc để các tế bào ở trong tình trạng thiếu nước lâu và kéo dài sẽ làm gia tăng độ đặc của máu, dẫn đến các bệnh tim mạch, huyết quản.
Không chỉ vậy, nếu không chú ý uống nước đều đặn, càng ngày chúng ta càng mất đi thói quen uống nước và điều này không có lợi cho sức khỏe. Cách tiếp cận đúng là thỉnh thoảng uống vài ngụm nước, kể cả khi bạn không cảm thấy khát.
3. Uống nước sai cách
Nhiều người có thói quen uống nước từng ngụm lớn với tốc độ nhanh, đặc biệt là sau khi vận động mạnh hoặc khi trời nóng, vì nó mang lại cảm giác “đã khát” tức thời. Tuy nhiên đây là cách hoàn toàn sai. Khi uống nước ào ạt một lúc có thể gây cản trở tiêu hóa khiến tim đập loạn, buồn nôn, chuột rút… Uống nước nhanh cũng khiến các tạp chất trong thận và bàng quang tích tụ bên dưới, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
Sau khi nước được đưa vào cơ thể sẽ cần một quá trình tiêu hóa và hấp thụ. Việc uống chậm từng ngụm nhỏ sẽ có lợi hơn cho quá trình trao đổi chất của cơ thể và giảm bớt gánh nặng cho thận.
4. Nhiệt độ nước không phù hợp
Nhiều người cho rằng uống nước nóng luôn tốt cho cơ thể nhất, thậm chí còn thích uống nước sôi. Tuy nhiên, nhiệt độ của nước uống tốt nhất là dưới 65 độ C, điều này sẽ khiến bạn không bị bỏng niêm mạc thực quản cũng như không ảnh hưởng đến niêm mạc miệng, gây viêm nhiễm.
Ngược lại, việc uống nước quá lạnh, uống nước đá thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ viêm họng. Không chỉ vậy, khi nạp nước quá lạnh vào cơ thể dễ làm co mạch máu, giảm máu đi nuôi niêm mạc, ảnh hưởng tiêu hóa, kích thích đường… Từ đó dẫn đến rối loạn dạ dày và đau bụng.
5. Chọn sai nguồn nước làm nước uống
Vì nước lọc không mùi, không vị nên sẽ dễ khiến chúng ta cảm thấy nhạt nhẽo. Có rất nhiều người chọn nguồn nước khác để nạp vào cơ thể như: nước trái cây, cà phê, trà, đồ uống có ga, nước soda… Tuy nhiên, trước rất nhiều cám dỗ, điều được khuyên dùng nhất chính là nước đun sôi và nước khoáng. Đây là những loại nước ít calo, vừa có thể đáp ứng nhu cầu của cơ thể và không làm tăng lượng đường hay gây béo phì.
(Tổng hợp)