Home Sức khỏe Người dân săn lùng loài cây hoa trà “quý hơn vàng”, khắc tinh của đột quỵ

Người dân săn lùng loài cây hoa trà “quý hơn vàng”, khắc tinh của đột quỵ

by cataiphat
Người dân săn lùng loài cây hoa trà "quý hơn vàng", khắc tinh của đột quỵ - Ảnh 1.


Một số công trình nghiên cứu cho thấy cây trà hoa vàng giảm triệu chứng xơ vữa động mạch do máu nhiễm mỡ, điều hòa huyết áp, hạ đường huyết; chữa kiết lỵ…

Thời gian gần đây trên mạng xã hội lan truyền rất phổ biến loại cây trà hoa vàng có tác dụng kiềm chế sự phát triển của khối u, sử dụng đều có thể giảm dần triệu chứng xơ vữa động mạch do máu nhiễm mỡ…Cây trà hoa vàng được coi là khắc tinh của ung thư nên được nhiều người săn lùng mua về trồng hoặc tìm sản phẩm có sẵn để dùng.

Người dân săn lùng loài cây hoa trà "quý hơn vàng", khắc tinh của đột quỵ - Ảnh 1.

Cây trà hoa vàng được ví như “thần dược” nhưng ít người biết đến

Ông Nguyễn Văn Vịnh (60 tuổi ở quận Hoàng Mai) chia sẻ, cách đây chục năm đã nghe thông tin từ người bạn giới thiệu đang trồng hàng nghìn cây trà hoa vàng ở Tam Đảo, Vĩnh Phúc nhưng không quan tâm đến tác dụng, không ngờ hiện nay người bạn của ông Vịnh đã rất thành công.

“Hồi đó thông tin rất ít ỏi về loại cây quý này, bạn tôi từng chia sẻ rằng tương lai nhiều người sẽ dùng vì tác dụng của trà hoa vàng có thể đề phòng ung thư, chống đột quỵ”, ông Vịnh nói.

Nói về tác dụng “thần dược” của loài hoa này, ông Nguyễn Thanh Bình (70 tuổi, Vụ Bản, Hà Nam) là bệnh nhân tim mạch hiện vẫn đang được theo dõi khám định kỳ ở bệnh viện Bạch Mai, chia sẻ, hai năm trở lại đây đều đặn ngày nào cũng sử dụng lá cây trà hoa vàng uống thay nước, bệnh tim mạch của ông Bình có dấu hiệu ổn định.

Người dân săn lùng loài cây hoa trà "quý hơn vàng", khắc tinh của đột quỵ - Ảnh 2.

Anh Phạm Tiến Duật đang giới thiệu về giá trị của cây trà hoa vàng có hàm lượng cao

Từng có người thu gom từ hàng trăm năm trước

Trao đổi với chúng tôi, Thạc sỹ, Kỹ sư nông nghiệp Phạm Tiến Duật, cho biết, qua thống kê có trên 2.000 loài thực vật bậc cao trong đó có rất nhiều loài quý.

Một trong những loài thực vật đó là cây trà (hay còn gọi là chè) hoa vàng được đặt tên quốc tế danh pháp hai phần, với tên đầy đủ là Camellia chrysantha.

Theo anh Duật, cây trà hoa vàng có hàng chục loại trong đó ở vùng đệm Vườn quốc gia Cúc Phương là một trong những nơi giống cây có giá trị rất tốt cho sức khỏe, các tài liệu nghiên cứu khoa học cũng phân tích về hàm lượng hoạt chất cao.

“Qua phân tích nhận thấy, trong trà hoa vàng có chứa hơn 400 thành phần hóa học, không có độc và tác dụng phụ. Đây đều là các chất có tác dụng bảo vệ sức khoẻ, nâng cao sức đề kháng, ngăn ngừa bệnh tật tự nhiên an toàn”, anh Duật cho biết để bảo tồn giống, doanh nghiệp của anh đã sưu tầm các loại, tất cả đều được trồng tại một công viên ngay bìa rừng Cúc Phương.

Người dân săn lùng loài cây hoa trà "quý hơn vàng", khắc tinh của đột quỵ - Ảnh 3.

Cây trà hoa vàng bị thu gom từ nhiều năm trước nên một số người dân ở những tỉnh có khí hậu thích hợp đã phải chiết cành để bảo tồn

Khi nói về tác dụng của loài cây thần dược, nhiều cụ cao niên ở các vùng hiện đang tồn tại giống trà hoa vàng đều chia sẻ, các cụ từng được nghe kể lại hàng trăm năm trước một số người ở nước láng giềng đã tìm đến các địa phương này để thu gom, tuy nhiên do người dân ít quan tâm về tác dụng loại trà hoa vàng nên coi đây chỉ là loại cây cảnh…

Chính vì điều này, nhiều năm trở lại đây các doanh nghiệp đi hội trợ triển lãm ở nước ngoài nắm bắt được cơ hội nên đã tập trung nghiên cứu bảo tồn và nhân giống để đưa ra thị trường.

Người dân săn lùng loài cây hoa trà 'quý hơn vàng' khắc tinh của đột quỵ - Ảnh 4.

Hơn chục năm trước gia đình ông Lê Mạnh Quy bắt đầu thu gom loại cây trà hoa vàng của người dân địa phương

Người dân săn lùng loài cây hoa trà "quý hơn vàng", khắc tinh của đột quỵ - Ảnh 5.

Cây trà được triết và nhân giống

Ông Lê Mạnh Quy (59 tuổi, huyện Hải Hà, Quảng Ninh) từng là kỹ sư xây dựng chuyên sưu tầm cây cảnh cổ cho các công trình, ông Quy quen biết bạn bè làm nghề thuốc y học nói về tác dụng của loại cây trà hoa vàng nên tìm hiểu.

“Lúc đầu bố tôi cũng nghe nói thời vua chúa bên Trung Quốc đã dùng loại trà này, ngày xưa họ cũng sang Việt Nam thu gom về trồng. Với niềm đam mê, năm 2011 bố tôi thu gom giá rẻ của người dân đi rừng đem về trồng ở trang trại nhỏ của gia đình, nhiều người còn bảo rằng bố tôi ‘ném tiền qua cửa sổ’ nhưng bố tôi vẫn mua về để bảo tồn dù rất vất vả, mãi đến năm 2018 nhiều người mới quan tâm”, người con trai của ông Quy chia sẻ, hiện nay gia đình đã thành công với hàng chục héc ta.

Người dân săn lùng loài cây hoa trà "quý hơn vàng", khắc tinh của đột quỵ - Ảnh 6.

Hình ảnh hoa và lá trà có nguồn góc Ba Chẽ, Quảng Ninh.

Những lợi ích sức khỏe của trà hoa vàng

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, Chè hoa vàng, trà hoa vàng hay còn gọi là Kim hoa trà (danh pháp hai phần: Camellia chrysantha) là một loài thực vật hạt kín trong họ Theaceae, được tìm thấy ở Trung Quốc (tây nam tỉnh Quảng Tây) và Việt Nam tỉnh Bắc Giang (tỉnh Bắc Giang), (tỉnh Bắc Kạn), (tỉnh Quảng Ninh), Nghệ An (Quế Phong). Vĩnh Phúc (Tam Đảo), Ninh Bình, Đà Lạt, Tuyên Quang, Hà Nội (Ba Vì), Đồng Nai (Vĩnh Cửu).

Trà hoa vàng là loài cây quý hiếm, có nhiều giá trị để lấy hoa và lá để làm dược liệu, có thể làm cây trồng tầng dưới ở các đai rừng phòng hộ, trồng làm cây cảnh và làm đồ uống cao cấp, có tác dụng phòng và chống các bệnh huyết áp, tim mạch, tiểu đường, u bướu.

Hiện nay, chè hoa vàng bị đe dọa do mất môi trường sống cũng như việc thu lượm cây giống thái quá.

Theo “Camellia International Journal” – tạp chí chuyên nghiên cứu về Chè hoa vàng của thế giới, các hợp chất của trà hoa vàng có khả năng kiềm chế sự sinh trưởng của các khối u đến 33,8% trong khi chỉ cần đạt đến ngưỡng 30% đã có thể xem là thành công trong điều trị ung thư; giúp giảm đến 35% hàm lượng cholesterol trong máu, trong khi dùng các loại thuốc khác thì mức độ giảm chỉ là 33,2%…

Một số công trình nghiên cứu cho thấy trà hoa vàng giảm triệu chứng xơ vữa động mạch do máu nhiễm mỡ, điều hòa huyết áp, hạ đường huyết; chữa kiết lỵ, đại tiện ra máu…

Lá trà hoa vàng có thể uống, điều chỉnh các chất béo trong cơ thể, lượng đường trong máu, giải độc gan và thận, theo y học Trung Quốc công bố, trà hoa vàng có 9 tác dụng chính:

Trong lá trà có những hoạt chất làm giảm tổng hàm lượng lipid trong huyết thanh máu, giảm lượng cholesterol mật độ thấp (cholesterol xấu) và tăng lượng cholesterol mật độ cao (cholesterol tốt); – Nước sắc lá chè có tác dụng hạ huyết áp rõ ràng và tác dụng được duy trì trong thời gian tương đối dài.

Nước sắc lá chè có tác dụng ức chế sự tụ tập của tiểu cầu, chống sự hình thành huyết khối gây tắc nghẽn mạch máu; Phòng ngừa ung thư và ức chế sự phát triển của các khối u khác – Hưng phấn thần kinh; Lợi tiểu mạnh; Giải độc gan và thận, ngăn ngừa xơ vữa động mạnh máu – Ức chế và tiêu diệt vi khuẩn;

Ngoài ra, lá chè còn có tác dụng chống viêm, chống dị ứng và duy trì trạng thái bình thường của tuyến giáp.

Related Posts

Leave a Comment