Mì ăn liền là món ăn được sử dụng với lượng lớn ở hầu hết các quốc gia trên thế giới.
Bài viết trên website Bệnh viện Vinmec cho biết, mì ăn liền là loại thực phẩm được chế biến đóng gói sẵn theo khẩu phần ăn. Hiện nay để nâng cao tính tiện lợi, mì ăn liền sẽ được nhà sản xuất đóng trong các cốc hay bát ăn một lần kèm thìa đũa để người tiêu thụ dễ dàng sử dụng.
Mì ăn liền được làm từ bột mì, muối, dầu cọ kéo thời sợi rồi hấp chín sấy khô đóng gói kèm gói gia vị. Khi sử dụng người dùng chỉ cần ngâm miếng mì sấy khô cùng các nguyên liệu gia vị đi kèm trong nước nóng chờ 2-3 phút là ăn được.
Những thương hiệu mì ăn liền tồn tại và phát triển từ lâu đến nay vẫn luôn cung cấp những sản phẩm mì với nhiều hương vị giúp cho khách hàng hài lòng và ngon miệng.
Hầu hết các gói mì ăn liền đều hướng tới việc hạ thấp lượng calo và nâng cao cung cấp chất xơ, protein cùng chất béo, natri và một số nhóm chất khác.
Với một phần mì ramen hương vị bò khi nghiên cứu đã cho thông tin dinh dưỡng như sau:
- Calo: 188
- Carbs: 27gr
- Chất béo không bão hòa: 7g
- Chất béo bão hòa: 3 gr
- Đạm: 4g
- Chất xơ: 0,9 g
- Natri: 0,861 g
- Thiamine: 43% tổng lượng so với khẩu phần ăn cần cho một ngày
- Folate: 12% tổng lượng so với khẩu phần ăn cần cho một ngày
- Mangan: 11% tổng lượng so với khẩu phần ăn cần cho một ngày
- Sắt: 10% tổng lượng so với khẩu phần ăn cần cho một ngày
- Niacin: 9% tổng lượng so với khẩu phần ăn cần cho một ngày
- Riboflavin: 7% tổng lượng so với khẩu phần ăn cần cho một ngày
Với hàm lượng calo và chất béo thấp nhưng cung cấp dinh dưỡng như vậy thì một tuần nên ăn mấy gói mì là vấn đề chúng ta đều quan tâm tới.
Thạc sĩ, bác sĩ Trần Ngọc Lưu Phương, trưởng Đơn vị Tiêu hoá can thiệp Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, giảng viên Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạc chia sẻ trên báo Tuổi Trẻ, hiện chưa có nghiên cứu nào xác định tần suất tối thiểu và tối đa của việc ăn thức ăn chế biến sẵn như mì gói, miến gói, phở gói trong một tuần.
Về khoa học, một gói mì cung cấp khoảng 400kcal cho cơ thể, chiếm khoảng 1/6 nhu cầu năng lượng hằng ngày của cơ thể. Tuy nhiên, năng lượng cung cấp khoảng 50% từ tinh bột và khoảng 40-45% từ chất béo nên sẽ thiếu chất xơ và các vitamin, không có sự cân bằng dinh dưỡng.
Như vậy, những thức ăn liền này rất hiệu quả để giải quyết nhu cầu năng lượng cấp bách trong những trường hợp như thiên tai, lũ lụt hoặc khi chúng ta quá đói mà không có điều kiện đi chợ nấu ăn (ví dụ như ban đêm hay ở vùng sâu, vùng xa…). Điểm thứ hai là những thức ăn này rất hợp khẩu vị và ngon. Bản thân bác sĩ trong những lúc cần thiết vẫn sử dụng mì ăn liền.
Theo ý kiến bác sĩ Phương, để hợp lý cho nhu cầu dinh dưỡng thì chúng ta chỉ sử dụng những sản phẩm đóng gói này 1-2 lần/tuần là tối đa. Để bảo đảm vấn đề dinh dưỡng, khi ăn những loại mì ăn liền, miến gói, phở gói, bạn cần lưu ý các điểm sau:
– Nấu mì gói với nước sôi một lần rồi đổ nước đó đi. Sau đó, dùng sợi mì nấu với nước sôi lần thứ hai để ăn. Cách làm này giúp giảm bớt những chất bảo quản còn tồn trong sợi mì (mặc dù những chất bảo quản này hoàn toàn an toàn và được phép sử dụng).
– Thêm một vài lát thịt, rau xanh.