Loại rau này thường xuất hiện trong bữa cơm hàng ngày của các gia đình Việt.
Rau ngót (Sauropus androgynus) còn được gọi là rau bồ ngót, rau tuốt hay rau bù ngót, thuộc họ Phyllanthaceae. Đây là loại rau quen thuộc với người dân Việt Nam, thường được sử dụng để chế biến món ăn. Với hương vị ngọt thanh, rau ngót được rất nhiều người ưa chuộng, cũng bởi vậy mà được coi là một trong những loại rau ‘‘quốc dân’’ của người Việt.
Trong rau ngót có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như: Sắt, canxi, magie, mangan, photpho, kali, natri, kẽm, đồng, chất xơ,… Những chất này không chỉ giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, mà còn hỗ trợ phòng ngừa nhiều loại bệnh nguy hiếm khác.
Dưới đây là những công dụng cụ thể của rau ngót mà có thể bạn chưa biết.
Kiểm soát đường huyết
Trong rau ngót có 2 loại chiết xuất là flavonoid và polyphenol. Flavonoid có chức năng giảm mức đường huyết, từ đó giảm sự tích tụ chất béo. Còn polyphenol giúp hỗ trợ làm giảm tế bào tăng sinh chất béo, tăng phân giải và tăng quá trình oxy hóa của axit béo. Do đó, loại rau này được coi là thực phẩm có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Ngoài ra, các chuyên gia cũng chỉ ra rằng lượng insulin trong rau ngót còn giúp kiểm soát tốt lượng đường huyết và các loại thức ăn khi nạp vào cơ thể. Chất này cũng có tác dụng trong việc điều trị bệnh tiểu đường loại 1.
Ổn định huyết áp
Hoạt chất papaverin trong lá rau ngót có khả năng chống co thắt cơ trơn và giãn mạch máu, cải thiện tuần hoàn máu. Bên cạnh đó, kali và magie là 2 khoáng chất quan trọng trong việc điều hòa huyết áp. Do đó, khi ăn rau ngót, những chất này sẽ giúp cơ thể loại bỏ nước và natri dư thừa, từ đó hỗ trợ hạ huyết áp cho những người bị tăng huyết áp.
Tốt cho phụ nữ sau sinh
Trong rau ngót có số lượng thành phần rất phong phú như: Canxi, sắt, magie, mangan, photpho, kali, đồng, chất xơ, các loại vitamin như C, B và khoáng chất,… nên chúng được coi là thực phẩm lý tưởng cho phụ nữ sau sinh.
Ngoài ra, hợp chất phytochemical được tìm thấy trong rau ngót có khả năng tăng kích thích sản sinh hormone estrogen, tăng lượng sữa mẹ trong giao đoại cho con bú. Chưa hết, theo các chuyên gia, loại rau này còn giúp tăng sự co bóp tử cung, tống sản dịch hiệu quả và tiêm viêm rất tốt.
Tăng cường miễn dịch
‘‘Kho dinh dưỡng’’ trong rau ngót giúp bồi bổ sức khỏe và tăng cường hệ miễn dịch. Trong đó, hàm lượng vitamin C dồi dào có vai trò chống lại tác nhân gây hại và ngăn ngừa các vấn đề viêm nhiễm.
Chữa táo bón
Trong Đông y, rau ngót là thực phẩm được dân gian ưa chuộng để chữa các bệnh liên quan đến bệnh táo bón nhờ chứa nhiều chất xơ. Ngoài ra, loại rau này cũng giúp bổ âm, sinh tân dịch.
Tốt cho mắt
Trong rau ngót có chứa nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng như vitamin C, vitamin A, canxi và sắt. Trong đó, vitamin A có vai trò cải thiện sức khỏe của mắt, đồng thời ngăn ngừa các tật như loạn thị, cận thị.
Ngoài ra, một chất chống oxy hóa là beta-carotene cũng giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến mắt như mắt cận và mắt khô. Beta-carotene được biến đổi thành vitamin A trong cơ thể, giúp duy trì sự khỏe mạnh của võng mạc và giảm nguy cơ bị thoái hóa võng mạc.
Chống béo phì
Hàm lượng các chất flavonoid, chất xơ rất cao, trong khi lượng chất béo vô cùng ít ỏi. Vì vậy, việc ăn rau ngót có thể tạo cảm giác no lâu, giảm sự thèm ăn, từ đó giúp kiểm soát tình trạng thừa cân và béo phì.
Lưu ý: Các chuyên gia khuyến cáo không nên ăn rau ngót hàng ngày. Mỗi lần ăn chỉ nên dùng tối đa 50gr/ngày và kết hợp ăn rau ngót cùng nhiều loại rau củ khác để có được chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng.
Tổng hợp