Home Sức khỏe Minh Hằng thấm dần “đoạn trường” nuôi con nhỏ của mẹ bỉm sữa

Minh Hằng thấm dần “đoạn trường” nuôi con nhỏ của mẹ bỉm sữa

by cataiphat
Minh Hằng thấm dần


Mẹ cầu kì nấu từng li từng tí nhưng bưng ra con không ăn dù là 1 thìa… là cảm giác chỉ mẹ bỉm mới hiểu.

Em bé Mỡ, con trai Minh Hằng đang bước vào độ tuổi ăn dặm. Là bà mẹ nuôi con theo phương pháp khoa học, rèn Easy từ nhỏ cho bé nên nữ ca sĩ cũng sớm thiết lập kỉ luật bàn ăn cho con. Bước vào giai đoạn này, Minh Hằng cũng đã có sự chuẩn bị từ việc đọc sách, nghiên cứu để cả mẹ và con trải qua thời kì này nhàn nhã nhất có thể.

Tuy nhiên, cũng như nhiều mẹ bỉm khác, Minh Hằng cũng gặp không ít khó khăn khi cho con tập ăn dặm. Bắt đầu từ việc nấu cháo/ bột cho con, nữ ca sĩ thừa nhận: “Quá trời là cầu kì, mất thời gian xỉu. Mở mắt ra là chơi đồ hàng”. Những món ăn được đặt vào bát ăn dặm siêu yêu, được bà mẹ trẻ xay nhuyễn để con có thể ăn dễ dàng hơn.

Minh Hằng thấm dần
Minh Hằng thấm dần

Ấy thế nhưng không phải bữa nào em bé Mỡ cũng hợp tác. Có những ngày con không thích ăn khiến Minh Hằng phải thốt lên: “Lích kích chuẩn bị nấu ăn tỉ mỉ mà con nó không ăn. Mà khóc la làng nữa thì… làm cách gì bây giờ ạ?” kèm với biểu tượng phải giữ bình tĩnh và hỏi các mẹ khác xem các mẹ cảm thấy như thế nào mỗi khi con không chịu ăn như vậy.

Quả thực, nhiều mẹ bỉm chia sẻ đây là giai đoạn không hề dễ dàng, đặc biệt là những ngày đầu khi con mới tập ăn. Đây cũng là giai đoạn để mẹ quan sát, tìm ra phương pháp cho ăn phù hợp với con nhất, thậm chí có thể kết hợp 2-3 phương pháp nếu con hợp tác. Tuy nhiên, việc kiên nhẫn trong giai đoạn này cũng quan trọng, bởi nếu các mẹ sốt sắng, thấy con không ăn thì nản hoặc cáu giận sẽ khiến các bé sợ ăn, không còn muốn ăn uống nữa.

Minh Hằng thấm dần
Minh Hằng thấm dần

Người mẹ này chỉ làm những điều sau là bé luôn ăn ngon trong mọi bữa

1. Biết thay đổi phương pháp ăn dặm một cách linh hoạt

Không “sùng bái” phương pháp ăn dặm cụ thể nào và không tự áp đặt mình vào một khuôn khổ “cho con ăn dặm theo kiểu nào”. Việc đọc và tìm hiểu từ các nguồn sách uy tín về dinh dưỡng trẻ em, hiểu biết sâu sắc về các thông tin khoa học liên quan đến tiêu hóa, dị ứng thực phẩm, cũng như các chỉ dẫn an toàn là bước đầu quan trọng.

Từ đó, các mẹ lựa chọn phương pháp ăn dặm phù hợp với nhịp độ cuộc sống, thói quen ăn uống của gia đình, và thời gian của bố mẹ giúp tránh những áp lực không cần thiết ngay từ những bước đầu tiên. Việc tạo ra một không gian thoải mái, thuận lợi cho mọi người trong gia đình, đồng thời phù hợp với cách sinh hoạt thường ngày sẽ giúp mọi việc trở nên dễ dàng hơn, vì “thuận bố, thuận mẹ, thuận con” là chìa khóa để vượt qua mọi thách thức.

2. Dừng lại khi con không thích

Một trong những thói quen của rất nhiều bà mẹ là ép con ăn thêm, ép ăn cho bằng hết. Đôi khi, con ăn còn 1 – 2 thìa nữa cũng phải nịnh nọt, dụ dỗ bằng mọi chiêu trò cố để con ăn hết sạch mới thôi. Vô hình chung, chỉ 1 – 2 thìa cháo đó đã khiến con từ thích ăn trở thành sợ ăn và ngày càng biếng ăn. Vì vậy, hãy dừng lại ngay khi trẻ không còn muốn ăn nữa để đảm bảo những bữa sau, trẻ không sợ ăn, chán ăn.

3. Chờ con biết đói

Thay vì cứ căn đúng giờ cho con ăn theo lịch, mẹ cố chờ đến khi con đói mới bắt đầu cho ăn. Thời gian đầu các mẹ sẽ phải chờ khá lâu nhưng đừng sốt ruột. Thậm chí khi con đã biết đói, nên để con chờ 1 lúc rồi mới ăn để con biết rằng không phải cứ đòi là được ăn luôn. Ngay cả khi cho bé ăn, bạn cũng phải chờ bé há miệng to, tỏ ra hào hứng thì mới đút nhé.

Nếu như bé đang ăn dở mà không ăn nữa thì bạn cũng phải dừng lại ngay, không ép, kệ cho con chơi 1 lúc, để 5-10 phút sau rồi mới cho con ăn tiếp. Khi “bỏ mặc” con ăn như vậy, bạn phải xác định 1 vài lần ăn cháo hộ con luôn, nhưng phải ăn trước mặt con để con biết rằng không ăn là sẽ hết. Tuyệt đối không có chuyện ép con ăn.

4. Hãy kiên nhẫn vì đây là hành trình dài

Luôn giữ tâm lý thoải mái và kiên nhẫn, dù cho đôi khi trẻ có thể từ chối bữa ăn dặm. Thay vì ép buộc, tốt hơn hết là tìm hiểu nguyên nhân, có thể là do không thích món ăn, không đói, hoặc đơn giản là trẻ không sẵn lòng thử nghiệm. Lắng nghe và quan sát trẻ để hiểu rõ hơn về sở thích cũng như tâm trạng của trẻ, từ đó điều chỉnh phương pháp cũng như thực đơn cho thích hợp. Khi trẻ cảm nhận được sự yên bình và không bị áp đặt, trẻ sẽ dần mở lòng với việc ăn uống và coi đó như một trải nghiệm thú vị hơn là một nghĩa vụ.

Related Posts

Leave a Comment