Cây đinh lăng thường được trồng làm cảnh nhưng ít ai biết rằng đây cũng là một loại thảo mộc quý với nhiều vô vàn lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe.
Đinh lăng không chỉ là loại cây dễ tìm, dễ trồng mà còn có sở hữu những giá trị y học vô cùng lớn. Dưới đây là một số bài thuốc từ lá và rễ của cây đinh lăng mà bạn có thể chưa biết.
Bồi bổ sức khỏe
Lá đinh lăng chứa nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu như vitamin B1, B2, B6, C, canxi, kali, magie,…nên có thể giúp bồi bổ cơ thể, tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ điều trị suy nhược cơ thể và mệt mỏi.
Đặc biệt, loại thảo mộc này còn chứa Saponin – một chất dinh dưỡng cũng thường được tìm thấy trong nhân sâm hoặc hồng sâm, có tác dụng kích thích hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các bệnh truyền nhiễm hiệu quả. Bạn có thể chuẩn bị 200g lá đinh lăng tươi, rửa sạch, để ráo nước rồi hãm như lá trà, uống hàng ngày để tăng cường sức khỏe.
Đinh lăng chữa tắc sữa
Bên cạnh lá, rễ đinh lăng cũng chưa các chất saponin, flavonoid và polysaccharid nên có thể chữa tắc sữa, giúp kích thích tuyến sữa sản xuất nhiều sữa hơn. Bạn có thể chuẩn bị 30g rễ đinh khô rửa sạch sắc cùng 1 củ gừng nhỏ giã nát. Đun đến khi còn một nửa lượng nước ban đầu thì tắt bếp, để nguội và chia làm 2 lần uống trong ngày.
Đinh lăng chữa mất ngủ
Mất ngủ là vấn đề sức khỏe phổ biến ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của nhiều người. Đinh lăng lại được xem như “sát thủ” đối với chứng mất ngủ nhờ sở hữu nhiều hợp chất bio-active như alkaloid, saponin và flavonoid. Các hợp chất này giúp giảm căng thẳng, lo âu, giúp dễ ngủ và ngủ sâu hơn.
Để hỗ trợ chữa mất ngủ, bạn có thể sử dụng 20-30g lá đinh lăng sắc nước, để nguội rồi chia ra uống trong cả ngày. Thường xuyên sử dụng biện pháp này có thể giúp bạn thuyên giảm chứng mất ngủ.
Chữa ho
Các bộ phận của đinh lăng chứa nhiều hợp chất có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, long đờm, giảm co thắt cơ trơn phế quản, từ đó giúp làm dịu cơn ho, giảm ngứa rát họng và hỗ trợ điều trị các bệnh lý về đường hô hấp như ho khan, ho gió, ho có đờm,…
Bạn có thể sử dụng lá đinh lăng sắc với nước, để nguội rồi chia làm 2-3 lần uống trong ngày. Đối với rễ đinh lăng, bạn có thể sắc cùng với đậu săng, bách bộ, nghệ, tang bạch bì, tần dày và gừng khô dùng để uống trong ngày.
Chữa nổi mề đay, dị ứng
Đinh lăng chứa nhiều hợp chất có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, kháng virus và tăng cường hệ miễn dịch. Nhờ vậy, đinh lăng có thể giúp giảm các triệu chứng của nổi mề đay, dị ứng như ngứa ngáy, mẩn đỏ, sưng tấy.
Bạn có thể dùng lá đinh lăng tươi hoặc khô sắc lấy nước uống trong ngày. Sử dụng phương thức này liên tục có thể giúp giảm bới các triệu chứng nổi mề đay cũng như dị ứng.