Home Sức khỏe Cao Bằng có món đặc sản giòn dai, ngọt mát nức tiếng: Hóa ra tốt cho người tiểu đường, làm mát gan

Cao Bằng có món đặc sản giòn dai, ngọt mát nức tiếng: Hóa ra tốt cho người tiểu đường, làm mát gan

by cataiphat
Cao Bằng có món đặc sản giòn dai, ngọt mát nức tiếng: Hóa ra tốt cho người tiểu đường, làm mát gan- Ảnh 1.


Theo Đông y, lá sương sáo có vị ngọt, tính mát, có tác dụng giải nhiệt.

Đặc sản Cao Bằng đen sì nhưng giòn dai, ngọt mát

Nhắc đến Cao Bằng là nhắc tới 1 món ăn vặt đơn giản nhưng hấp dẫn vô cùng đó là món thạch đen. Đây không chỉ là món ăn dân dã và bình dị của người dân Cao Bằng mà còn là món ngon tuổi thơ đáng nhớ của không ít người Việt.

Thạch đen khi được thưởng thức cùng nước đường, nước dừa, các loại chè… đem lại cảm giác thanh mát, giòn dai rất đã miệng. Nguyên liệu để làm ra món thạch đen đó chính là cây sương sáo. Cây có thể thu hái quanh năm nhưng chủ yếu vào mùa mưa, sau khi thu hái, thân và lá cây sẽ được rửa sạch, sau đó phơi khô. Tiếp đó mới mang sương sáo đi nấu nước, làm thạch.

Cao Bằng có món đặc sản giòn dai, ngọt mát nức tiếng: Hóa ra tốt cho người tiểu đường, làm mát gan- Ảnh 1.

Nhắc đến Cao Bằng là nhắc tới 1 món ăn vặt đơn giản nhưng hấp dẫn vô cùng đó là món thạch đen.

Theo Đông y, lá sương sáo có vị ngọt, tính mát, có tác dụng giải nhiệt.

Theo thông tin mà ThS.BS. Phạm Đức Thắng (Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh) chia sẻ: Thân và lá cây sương sáo thường được sử dụng để nấu thạch, làm thức uống giải khát trong mùa hè. Ngoài ra còn được dùng làm thuốc chữa bệnh, giúp thanh nhiệt, giải độc cơ thể.

Những món ăn, bài thuốc trị bệnh từ cây sương sáo

1. Giúp hỗ trợ điều trị đáo tháo đường

Chuẩn bị 30g rau đắng đất khô, 30g thân và lá cây sương sáo khô, 50g cây rung rúc. Mang nguyên liệu đi rửa sạch, cho vào ấm và sắc cùng với 500ml nước lọc, sắc đến khi cạn còn 200ml thì tắt bếp, chia làm 2 lần uống trong ngày, mỗi ngày 1 thang.

Cao Bằng có món đặc sản giòn dai, ngọt mát nức tiếng: Hóa ra tốt cho người tiểu đường, làm mát gan- Ảnh 2.

Hình minh họa.

2. Thanh nhiệt, giải độc

Chuẩn bị 20g lá cây sương sáo khô, 20g cây thù lù (cây tầm bóp), 20g râu bắp, 10g lá dứa. Rửa sạch hết nguyên liệu, cho vào ấm, sắc cùng với 500ml nước lọc trong vòng 20 phút.

3. Trị bệnh cảm do thời tiết

Chuẩn bị 10 – 15g lá sương sáo khô. Rửa sạch lá sương sáo, sắc cùng với 200ml nước lọc, uống hết 1 lần. Mỗi ngày 1 thang, liên tục trong vòng 3 ngày.

Cách nấu lá sương sáo khô

Lá sương sáo khô cần thu hoạch trước khi cây bắt đầu kết nụ, 10kg lá tươi sẽ cho ra 1kg lá khô.

Quá trình sơ chế lá sương sáo khô rất quan trọng, cần phải rửa sạch lá dưới vòi nước để loại bỏ bụi bẩn, sau đó xếp lá sao cho không chồng chéo lên nhau và phơi dưới nắng gắt liên tục trong khoảng 2 đến 3 ngày cho đến khi lá khô hẳn.

Lá sương sáo sau đó được nghiền thành bột mịn. Khi nấu, người ta cho bột lá sương sáo vào nước và đun sôi liên tục trong khoảng 20 phút rồi tiếp theo là quá trình lọc lấy nước.

Cho bột sắn dây hoặc bột gạo vào, nấu sôi rồi tắt bếp, để nhanh đông thạch hơn có thể cho thêm nước tro tàu vào. Sau 2 – 4 tiếng thì thạch đông hoàn toàn và có thể ăn được.

Lưu ý khi sử dụng cây thạch đen

Cao Bằng có món đặc sản giòn dai, ngọt mát nức tiếng: Hóa ra tốt cho người tiểu đường, làm mát gan- Ảnh 3.

Hình minh họa.

– Chỉ nên ăn 1 phần thạch đen vừa phải mỗi ngày. Ăn quá nhiều có thể gây khó tiêu và đầy bụng.

– Trẻ em nên thận trọng khi ăn thạch sương sáo bởi thạch có thể gây hóc, đồng thời khiến trẻ mất đi cảm giác thèm ăn nếu tiêu thụ quá nhiều.

– Người có thể trạng hư yếu (khí hư, dương hư, âm hư), người có hệ tiêu hóa yếu, dễ bị tiêu chảy không nên sử dụng thạch đen.

– Nên chọn mua thạch sương sáo ở những cơ sở sản xuất có uy tín hoặc được đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

(Tổng hợp)

Related Posts

Leave a Comment