Home Giải mã chất dinh dưỡng ‘Bộ tứ’ thực phẩm ngon, hấp dẫn nhưng gây béo phì, mỡ máu cao: Tránh xa trước khi quá muộn

‘Bộ tứ’ thực phẩm ngon, hấp dẫn nhưng gây béo phì, mỡ máu cao: Tránh xa trước khi quá muộn

by cataiphat
Bộ tứ thực phẩm ngon, hấp dẫn nhưng gây béo phì, mỡ máu cao: Tránh xa trước khi quá muộn - Ảnh 1.


Theo chuyên gia, chế độ ăn uống thiếu lành mạnh là nguyên nhân khiến cho dân văn phòng rơi vào tình trạng thừa cân béo phì, kéo theo hàng loạt bệnh lý nguy hiểm.

ThS BS. Trần Viết Thắng – Phó trưởng khoa Nội tiết, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, đang tư vấn khám cho bệnh nhân.

ThS BS. Trần Viết Thắng – Phó trưởng khoa Nội tiết, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, đang tư vấn khám cho bệnh nhân.

Ngồi làm việc tại văn phòng dễ thừa cân, béo phì

Chị N.N.B (33 tuổi, tại TP HCM) cao 1m55 nhưng nặng hơn 65 kg. Chị B làm việc hành chính tại văn phòng, cân nặng tăng ảnh hưởng tới vóc dáng, khiến chị tự tin. Không chỉ vậy, chị H còn cảm thấy mệt mỏi khi vận động nhẹ nhàng.

Để lấy lại vóc dáng và sức khoẻ, chị B đã áp dụng một số chế độ ăn kiêng nhưng không hiệu quả. Chị B đã tìm tới sản phẩm giảm cân nhanh không rõ nguồn gốc. Nhưng sau đó chị bị các triệu chứng rối loạn tiêu hóa và nhanh chóng tăng cân trở lại. Khi đến khám tại Phòng khám Nội tiết, bác sĩ cho biết chị B bị béo phì.

PGS.TS.BS Lâm Vĩnh Niên, Trưởng khoa Dinh dưỡng Tiết chế, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, cho biết các thống kê cho thấy người làm việc văn phòng có nguy cơ thừa cân béo phì cao hơn so với các nghề nghiệp khác.

Nguyên nhân gây béo phì phần lớn liên quan đến lối sống, gồm chế độ ăn uống và thói quen vận động.

Bộ tứ thực phẩm ngon, hấp dẫn nhưng gây béo phì, mỡ máu cao: Tránh xa trước khi quá muộn - Ảnh 1.

Một người làm việc văn phòng bị thừa cân tới khám bác sĩ. Ảnh: Minh Trí.

Do đặc thù công việc, người làm việc văn phòng thường tĩnh tại, ít vận động trong quá trình làm việc. Nếu kèm theo đó là chế độ ăn uống dư thừa năng lượng (như sử dụng nhiều thực phẩm chế biến sẵn, thức uống có đường…) thì nguy cơ thừa cân, béo phì là không thể tránh khỏi“, PGS Niêm nói.

Các yếu tố khác như giấc ngủ và stress cũng có thể làm tăng nguy cơ thừa cân, béo phì ở người làm việc văn phòng.

Trưởng khoa Dinh dưỡng Tiết chế khuyến cáo: “Béo phì dẫn đến tăng nguy cơ cho nhiều vấn đề sức khoẻ như tăng huyết áp, tăng cholesterol máu, tăng triglyceride máu, đái tháo đường type 2, bệnh mạch vành, đột quỵ, ngưng thở khi ngủ, đau khớp, một số ung thư, trầm cảm…”.

Theo PGS Niêm, ‘thủ phạm’ gây ra tình trạng thừa cân béo phì ở dân văn phòng là những sai lầm phổ biến trong ăn uống, ví dụ như thường xuyên sử dụng thực phẩm giàu đường, giàu năng lượng. 4 thực phẩm giàu năng lượng, ngon và hấp dẫn, hay được dân văn phòng sử dụng là nước ngọt, trà sữa, bánh ngọt, thức ăn nhanh

Cách phát hiện sớm thừa cân béo phì

Cách đơn giản nhất để xem mình có thừa cân, béo phì hay không là dựa trên chỉ số khối cơ thể (BMI), được tính bằng cân nặng (kg) chia cho bình phương của chiều cao (m).

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, ở người châu Á, BMI từ 23 đến dưới 25 được xem là thừa cân, và BMI từ 25 trở lên được xem là béo phì.

Tuy nhiên, chỉ số BMI có thể không chính xác ở người có khối cơ cao (dẫn đến BMI cao nhưng không dư mỡ cơ thể), hoặc ở người có khối cơ thấp (dẫn đến BMI bình thường nhưng lượng mỡ cơ thể cao)“, PGS Niêm cho biết.

Để phòng ngừa thừa cân béo phì, dân văn phòng cần tăng cường vận động, ví dụ vào giờ trưa hoặc vào các thời gian trống khác trong ngày. Đồng thời, dân văn phòng cần chú ý đến chế độ ăn uống, tránh các thực phẩm chế biến sẵn nhiều dầu mỡ, các thức uống chứa nhiều đường.

Bên cạnh đó, người làm văn phòng cần chú ý đến yếu tố stress và bảo đảm ngủ đủ giấc. Vận động cơ thể cũng có tác dụng tích cực đến stress, làm tươi mới bộ não, tăng năng suất làm việc.

Theo PGS Niêm, nhiều người mong muốn giảm cân có suy nghĩ là các thực phẩm hay sản phẩm giảm cân có vai trò đặc biệt ‘thần kỳ’. Nhà sản xuất các sản phẩm này thường phóng đại vai trò của chúng mà không có cơ sở khoa học nghiêm túc.

Một vấn đề khác là các sản phẩm này có thể che giấu tác động có hại lên sức khỏe của người sử dụng. Bạn cần tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi sử dụng các sản phẩm được giới thiệu là có tác dụng giảm cân.

“Giảm ăn vào là một biện pháp thường được áp dụng để giảm cân. Tuy nhiên, mục đích chính của giảm ăn là giảm năng lượng đưa vào, nhưng vẫn bảo đảm đầy đủ các thành phần dinh dưỡng như đạm, vi chất dinh dưỡng, cũng như việc giảm năng lượng vẫn trong mức độ phù hợp”, vị chuyên gia dinh dưỡng phân tích.

Còn theo ThS BS. Trần Viết Thắng – Phó trưởng khoa Nội tiết, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM – béo phì là bệnh lý mãn tính, ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác nhau. Việc điều trị béo phì cần phối hợp nhiều chuyên khoa như Nội tiết, Dinh dưỡng, Phục hồi chức năng và Tâm lý… để có thể giúp người bệnh cải thiện cân nặng và chất lượng cuộc sống.

Hiện nay, có các phương pháp điển hình thường áp dụng cho người bệnh béo phì như thay đổi lối sống, dùng thuốc và phẫu thuật cắt bỏ một phần dạ dày. Tuỳ vào từng thể trạng của người bệnh mà bác sĩ sẽ áp dụng phác đồ điều trị phù hợp.

Với những người chỉ số BMI cao trên 30, tuổi thọ của họ có nguy cơ giảm hơn 3 năm và tăng dần, kèm nhiều bệnh lý khác. 

Bộ tứ thực phẩm ngon, hấp dẫn nhưng gây béo phì, mỡ máu cao: Tránh xa trước khi quá muộn - Ảnh 3.

Related Posts

Leave a Comment