Home Sức khỏe Những ai không nên ăn củ sắn?

Những ai không nên ăn củ sắn?

by cataiphat
Những ai không nên ăn củ sắn?- Ảnh 1.


Củ sắn (củ mì) là món ăn khoái khẩu của nhiều người, tuy nhiên không phải ai cũng có thể ăn được loại củ này.

Bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Medlatec có sự tham vấn y khoa của BSCKI. Dương Ngọc Vân cho biết, củ sắn hay còn gọi là khoai mì là loại củ khá phổ biến và được biết đến với hàm lượng chất dinh dưỡng khá cao. Trong đó phải kể đến như tinh bột, chất đạm, chất béo cùng các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Vì thế, nó mang đến nhiều tác dụng tuyệt vời cho cơ thể.

Những lợi ích sức khoẻ của củ sắn

Chăm sóc sức khỏe làn da

Từ xa xưa các bà các mẹ xem củ sắn như loại thực phẩm vàng trong việc chăm sóc sắc đẹp, đặc biệt là giúp da trắng sáng, mịn màng. Được biết, trong củ sắn có hàm lượng nước và các khoáng chất dồi dào nên có tác dụng cấp ẩm, trị thâm nám, hỗ trợ làm sáng da. Còn chần chờ gì nữa mà chị em không thêm ngay củ sắn vào thực đơn trong các bữa ăn để sở hữu làn da khỏe, đẹp.

Giảm cân, cải thiện vóc dáng

Ngoài giúp làm đẹp da, củ sắn còn được biết đến với công dụng thần kỳ là hỗ trợ giảm cân, cải thiện vóc dáng. Thành phần chủ yếu trong củ sắn bao gồm nước, chất xơ, khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác, đặc biệt chứa hàm lượng calo thấp. Điều này giúp cơ thể no lâu, hạn chế thèm ăn. Vì thế, nếu có ý định giảm cân chị em nhất định không thể bỏ qua củ sắn.

Giúp xương chắc khỏe hơn

Không chỉ mang lại tác dụng bên ngoài mà củ sắn còn mang lại nhiều lợi ích từ bến trong, chẳng hạn như tác dụng tăng cường sức khỏe xương khớp. Trong củ sắn có chứa hàm lượng lớn kali, phốt pho.

Đây cũng chính là hai loại khoáng chất không thể thiếu cho sự phát triển của xương khớp. Vì thế, để có hệ xương khớp chắc khỏe, bạn hãy bổ sung thật nhiều sắn nhé.

Hạn chế tình trạng táo bón

Thiếu chất xơ là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng táo bón. Đồng thời, củ sắn chứa lượng lớn chất xơ, điều này giúp tăng cường hoạt động tiêu hoá, cải thiện tình trạng táo bón. Ngoài ra, củ sắn còn giúp cần bằng chỉ số đường huyết, hạn chế nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Tốt cho hệ tiêu hoá

Được biết, thành phần của củ sắc có tính chất tương tự như bazơ kiềm. Điều này có tác dụng làm dịu, giảm tiết axit dạ dày. Từ đó, hạn chế được các nguy cơ hình thành nên bệnh như trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày. Vậy nên, hãy bổ sung thật nhiều củ sắn để có một hệ tiêu hoá khoẻ mạnh bạn nhé.

Vì sao củ sắn hay bị ngộ độc?

Củ sắn ngon, nhiều tác dụng với sức khoẻ nhưng loại củ này cũng rất dễ khiến người ăn bị ngộ độc. Bài viết của Bác sĩ Trọng Nghĩa trên Báo Sức khoẻ & Đời sống cho biết, sắn là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng. Thành phần chủ yếu là tinh bột và các chất dinh dưỡng khác như protein, chất béo, chất xơ…

Những ai không nên ăn củ sắn?- Ảnh 1.

Sắn là loại củ được nhiều người yêu thích nhưng lại rất dễ bị ngộ độc nếu ăn sai cách

Tuy nhiên trong củ sắn cũng có chứa chất độc. Độc tố trong sắn là axit cyanhydric (HCN), một chất có thể gây độc chết người.

Biểu hiện ngộ độc sắn:

Mức độ nhẹ: Người bị ngộ độc thấy váng đầu, nóng bừng mặt, ù tai, chóng mặt, ngứa ngáy, tê chân tay, buồn nôn và đau bụng…

Mức độ nặng: Người bị ngộ độc có biểu hiện: Vật vã, khó thở, run và co giật. Sau đó đi vào hôn mê, rối loạn nhịp thở, hạ huyết áp, truỵ mạch, có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Những người không nên ăn củ sắn

Báo Dân Việt dẫn lời PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, khoa Công nghệ thực phẩm, ĐH Bách Khoa Hà Nội cho biết, nhiều người ăn sắn bị say có thể tử vong.

Theo ông Thịnh những nhóm người dưới đây được khuyến cáo không nên ăn củ sắn:

Bà bầu

Chất acid cyanhydric – chất độc mạnh có trong sắn (giống như trong măng tươi) có thể gây ra tình trạng rối loạn tiêu hoá hay thậm chí là bị ngộ độc. Do đó bà bầu nên hạn chế ăn sắn luộc, sắn hấp như một bữa phụ trong ngày.

Trẻ nhỏ

Ngộ độc sắn cấp là một trong những nguyên nhân gây ra tử vong ở trẻ nhỏ. Do sắn có chứa độc tố nên tuyệt đối không được cho trẻ dưới 3 tuổi ăn sắn vì hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt, chưa thực hiện tốt việc tiêu hóa và loại thải độc tố.

Nếu như cho trẻ ăn nhiều, các chất độc tố có thể sẽ tích tụ lại trong cơ thể trẻ lâu ngày và gây ra bệnh. Đặc biệt, là càng không nên cho trẻ ăn sắn vào lúc đói vì có thể dẫn đến ngộ độc.

Người hay bị rối loạn tiêu hóa

Ăn sắn cũng có thể gây ngộ độc, rối loạn tiêu hóa. Vì vậy người có “bụng dạ” yếu cũng không nên ăn sắn.

Người hay bị ốm, sức đề kháng kém

Những người có sức đề kháng kém cũng rất dễ bị ngộ độc cyanhydri trong sắn.

Ăn sắn đúng cách để phòng ngừa ngộ độc

Lượng chất độc trong sắn phụ thuộc vào nơi trồng, giống sắn (sắn đắng, sắn cao sản chứa HCN cao hơn sắn ngọt). Độc tố axit cyanhydric của củ sắn nằm ở 3 bộ phận: hai đầu củ sắn, xơ sắn và nhiều nhất là ở vỏ sắn.

Trên thực tế, những trường hợp bị ngộ độc thường do ăn sắn sống, sắn nướng hoặc luộc chưa chín, hoặc ăn sắn cả vỏ, ăn sắn khi đói và ăn nhiều. Đặc biệt khi chế biến không ngâm, luộc kỹ sắn. Do đó để loại bỏ độc tố khỏi sắn, cần lưu ý các bước chế biến như sau:

Khi mua sắn về cần rửa sạch đất cát, lột sạch lớp vỏ hồng của sắn. Ngâm trong nước sạch ít nhất vài giờ, ngâm càng lâu càng tốt và thường xuyên thay nước. Có thể ngâm sắn bằng nước vo gạo cũng là một cách loại bỏ độc tố. Khi nấu, hấp, luộc sắn phải mở nắp nồi để chất độc bay ra ngoài.

Khi ăn sắn nên chấm với đường hay mật để trung hòa chất độc. Nếu thấy sắn có vị đắng nên bỏ đi vì sắn càng đắng thì càng nhiều axít cyanhydric.

Cần lưu ý: Không nên ăn nhiều sắn vào lúc đói. Không nên ăn sắn nhiều vào buổi tối, vì nếu bị ngộ độc, nạn nhân đang ngủ khó phát hiện. Không nên cho trẻ nhỏ ăn sắn vì trẻ dễ bị ngộ độc và khi bị ngộ độc thường nặng hơn.

Trên đây là những kiến thức hữu ích về ngộ độc sắn, các bước chế biến và ăn sắn đúng cách để phòng ngừa ngộ độc và những người không nên ăn sắn. Chúng ta cần lưu ý để biết cách sử dụng sắn ngon và an toàn.

Related Posts

Leave a Comment