Những người thường xuyên nạp kim loại nặng vào cơ thể sẽ có nguy cơ mắc bệnh mãn tính cao hơn. Dưới đây là 4 loại cá không nên ăn vào mùa thu để tránh kim loại nặng, người bán cũng không bao giờ cho gia đình ăn.
Hàng năm, cứ đến mùa thu, chúng ta lại được khuyên rằng nên ăn nhiều cá hơn. Nguyên nhân bởi, hầu hết các loại cá đều là thực phẩm ít béo và giàu protein. Ăn nhiều cá có thể bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể, nâng cao khả năng miễn dịch và bảo vệ cơ thể khỏi tác động của mùa thu dần khô hanh.
Mặc dù vậy, khi ăn cá vào mùa thu cần hết sức cẩn trọng, bởi một số loại chứa cực nhiều kim loại nặng. Những người thường xuyên nạp kim loại nặng vào cơ thể sẽ có nguy cơ mắc bệnh mãn tính cao hơn. Dưới đây là 4 loại cá không nên ăn vào mùa thu để tránh kim loại nặng, người bán cũng không bao giờ cho gia đình ăn.
4 loại cá dễ chứa kim loại nặng cần tránh ăn vào mùa thu
1. Cá thu có lớp bạc trắng trên bề mặt khó rửa sạch
Mùa thu là thời điểm cá thu tươi ngon nhất và giá cả cũng hợp lý, vì vậy nhiều người thường mua 2-3 con để chế biến món ăn.
Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay, rất khó để tìm thấy cá thu tươi sống nơi thành phố. Nguyên nhân là do áp suất không khí sau khi đánh bắt khiến cá thu nhanh chóng bị chết. Do đó, phần lớn cá thu mà chúng ta ăn đều là loại cá đông lạnh, nguồn dinh dưỡng rất kém.
Một số người bán cá vì lợi nhuận, đã ngâm cá thu trong hóa chất bảo quản để tăng tính thẩm mỹ. Những con cá này, dù nhìn hấp dẫn nhưng lại chứa kim loại nặng, không nên ăn thường xuyên.
Khi mua cá thu, bạn nên ngửi xem có mùi khó chịu hay không. Nếu cá thu có lớp bạc trắng trên bề mặt mà không thể rửa sạch, rất có thể nó đã được ngâm hóa chất bảo quản. Dù có giá rẻ đến đâu, bạn cũng không nên mua loại cá này.
2. Cá có mùi lạ
Dù là cá biển hay cá nước ngọt, chúng chỉ nên có mùi tanh đặc trưng. Nếu bạn ngửi thấy mùi lạ, có thể cá đã bị hỏng hoặc sống trong môi trường nước ô nhiễm, dẫn đến thịt cá có mùi khó chịu. Những loại cá này cũng thường chứa kim loại nặng, vì vậy nên tránh xa.
Khi đi mua cá, hãy kiểm tra 1-2 cửa hàng khác nhau và ngửi thật kỹ. Những con cá không có mùi lạ thường rất ngon mà không cần thêm gia vị. Trong khi đó, cá có mùi lạ sẽ không thể cải thiện ngay cả khi bạn sử dụng nhiều gia vị tẩm ướp.
3. Cá mềm nhũn khi ấn vào
Cá đã biến chất không chỉ có hương vị kém mà còn có mùi tanh rất nặng. Bạn có thể kiểm tra độ tươi của cá bằng cách ấn vào thịt cá. Nếu thịt cá đàn hồi tốt và không dính tay, đó là dấu hiệu của cá tươi.
Ngược lại, nếu thịt cá mềm, khi ấn vào và không có độ đàn hồi, có thể cá đã để quá lâu và đã biến chất. Dù bạn chế biến như thế nào, thịt cá sẽ có cảm giác vụn và có mùi hôi.
Ngoài ra, bạn cũng có thể nhận biết cá tươi qua màu sắc. Thịt cá tươi thường trong suốt, trong khi cá đã hỏng có thể chuyển sang màu trắng do vi khuẩn gây ra. Những con cá như vậy tuyệt đối không nên mang về nhà.
4. Cá biến dạng
Trên thị trường hiện nay có một số loại cá biến dạng với giá rẻ, nhưng nhiều người vẫn mua. Thực tế, có 3 nguyên nhân khiến cá biến dạng. Một là do bị điện giật. Hai là do môi trường nước chứa quá nhiều kim loại nặng. Ba là do đột biến gen.
Dù là nguyên nhân nào, bạn cũng không nên mua cá biến dạng vì chúng thường có hàm lượng thịt thấp hơn bình thường. Nếu bạn mua phải cá sống trong môi trường ô nhiễm, ăn vào sẽ gây hại cho gan.
Cách ăn cá để bồi bổ cơ thể, tốt sức khỏe lại kéo dài tuổi thọ
Nhiều người thích ăn cá đắt tiền, hiếm có và thường là cá to. Nghiên cứu gần đây cho thấy, những người thực sự biết ăn cá thực ra lại chọn những loại cá nhỏ để ăn. Những món cá này không chỉ phòng chống ung thư mà còn kéo dài tuổi thọ.
Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo, mọi người nên ăn ít nhất 2 bữa cá/tuần, đặc biệt là cá béo, có nhiều axit béo omega-3. Khẩu phần ăn là khoảng 3,5 ounce cá nấu chín, hoặc khoảng 3/4 cốc cá.
Dù vậy, các chuyên gia lưu ý, những người mắc các bệnh sau đây nên hạn chế ăn cá: Bệnh nhân gút, bệnh nhân rối loạn chảy máu, người bị tổn thương nghiêm trọng chức năng gan, thận và người dùng một số loại thuốc.