Rau lang được biết đến là loại rau tốt cho sức khoẻ, được người Nhật gọi là loại rau trường thọ, tuy nhiên có một thời điểm nếu ăn
Tác dụng của rau lang với sức khoẻ
Rau lang là một trong những loại rau phổ biến ở Việt Nam. Đặc biệt, rau lang được coi là 1 loại “thần dược” đối với sức khỏe con người. Loại rau này nhận được không ít sự tôn vinh, nhất là các danh xưng mỹ miều như “vua trường thọ”, “thần dược”, “nữ hoàng chống ung thư”.
Trong rau lang hàm lượng vitamin B6 cao gấp 3 lần, vitamin C 5 lần, vitamin B2 10 lần so với củ khoai lang. Vì thế, nếu xét về mặt dinh dưỡng, rau lang “ăn đứt” của khoai lang chúng ta thường ăn.
Theo Đông y, rau lang được coi là vị thuốc tác dụng giải độc, thanh nhiệt, chữa chứng kén ăn. Không chỉ vậy, rau lang còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người như:
– Chống ung thư: Trang Tri Thức trẻ dẫn nguồn Trung tâm Dinh dưỡng lâm sàng Bệnh viện K cho biết, nhờ axit caffeoylquinic, quercetin, anthocyanin, rau lang có khả năng chống lại quá trình oxy hóa. Nghiên cứu trong ống nghiệm cũng khẳng định chiết xuất từ lá khoai lang có tác dụng phòng các loại tế bào ung thư.
– Có lợi cho tim mạch: Rau lang cũng là “thần dược” cho tim mạch. Tại Indonesia, các nước châu Phi, rau lang được dùng trong các bài thuốc truyền thống để chữa bệnh tim.
– Cải thiện đường huyết: Rau lang là thực phẩm tuyệt vời cho những bệnh nhântiểu đường. Người bệnh có thể sử dụng ngọn rau lang để ăn như phương thuốc vì nó có chứa chất gần giống như insulin (hormone có vai trò quyết định trong điều trị bệnh tiểu đường).
– Giảm nguy cơ loãng xương: Vitamin K trong rau lang giúp cân bằng lại lượng canxi trong xương. Vì thế đây là thực phẩm có lợi cho những người đang gặp tình trạng xương không ổn định. Ngay cả những người không may gãy xương, nếu nạp vào cơ thể 1 lượng rau lang vừa đủ cũng dễ phục hồi hơn.
– Tránh táo bón: Cũng giống như củ khoai lang, rau lang tác dụng nhuận tràng, chống táo bón. Chất xơ trong rau lang mang đến sự kích thích đại tiện đồng thời giải độc ruột, gan, thận.
Thời điểm không nên ăn rau lang?
Báo Sức khoẻ & Đời sống dẫn nguồn Trung tâm Dinh dưỡng lâm sàng Bệnh viện K cho biết, tuyệt đối không nên ăn rau lang lúc đói bụng. Nguyên nhân, trong rau lang có chứa các thành phần nếu ăn vào khi đói có thể gây giảm đường huyết, gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Rau lang chứa nhiều chất xơ có lợi cho hệ tiêu hóa, nhưng không nên ăn rau lang sống dễ gây ra táo bón, nên luộc hoặc xào chín trước khi ăn.
Hàm lượng canxi có trong rau lang là tương đối lớn, nếu ăn nhiều, thường xuyên sẽ gây ra tình trạng thừa canxi, dễ dẫn đến sỏi thận. Vì vậy, khi ăn rau lang nên kết hợp với các thực phẩm khác để cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng nhiều hơn.