Home Sức khỏe Thói quen sử dụng 1 loại quả giúp người Nhật sống thọ nhất hành tinh, còn hạ đường huyết: Chợ Việt không thiếu

Thói quen sử dụng 1 loại quả giúp người Nhật sống thọ nhất hành tinh, còn hạ đường huyết: Chợ Việt không thiếu

by cataiphat


Bạn sẽ không ngờ loại quả thân quen này lại đem đến nhiều công dụng cho sức khoẻ đến thế.

Nhật Bản nổi tiếng là một trong những quốc gia có tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới, với tuổi thọ trung bình là 83,7 tuổi, theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Bí quyết để kéo dài tuổi thọ của người họ không chỉ ở bộ gen tốt mà chịu ảnh hưởng lớn từ lối sống, chế độ ăn uống. Trong đó, một loại rau củ rất quen thuộc trong bữa ăn của người Nhật là cà tím. Người Nhật ăn cà tím thường xuyên, chế biến theo nhiều kiểu hấp dẫn. Người dân quốc gia này luôn ưa chuộng những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và cà tím nằm trong số đó.

- Ảnh 1.

Theo Healthline, trong 100g cà tím, hàm lượng calo rất thấp, chỉ 25 calo. Nhưng chứa tới 1g protein, 0,2 gam chất béo, 6 gam carbohydrate, 3 gam chất xơ. Ngoài ra, cà tím cũng rất giàu axit folic, kali, vitamin K, vitamin C… Hàm lượng các thành phần này đạt từ 3 đến 5% mà cơ thể con người chúng ta cần hàng ngày. Chúng cũng chứa 9 mg canxi; 0,23mg sắt ; 14mg magie; 24mg phốt pho… 

Với hàm lượng dưỡng chất cao, cà tím thường được xem là ‘siêu thực phẩm’ giúp hỗ trợ điều trị một số bệnh và tăng cường sức khỏe. 

1. Giảm nguy cơ ung thư 

Polyphenol trong cà tím có thể giúp bảo vệ cơ thể khỏi ung thư. Anthocyanins và axit chlorogenic bảo vệ tế bào khỏi bị hư hại do các gốc tự do gây ra. Về lâu dài, điều này có thể giúp ngăn chặn sự phát triển của khối u và sự lây lan của các tế bào ung thư.

Anthocyanins có thể giúp đạt được bằng cách ngăn chặn các mạch máu mới hình thành trong khối u, giảm viêm và ngăn chặn các enzym giúp tế bào ung thư di căn.

2. Giúp cơ thể thải độc hiệu quả 

Nếu bạn có cảm giác chướng bụng, khó tiêu, cảm thấy mệt mỏi, thần sắc không được tươi tỉnh… đây chính là những dấu hiệu cho thấy cơ thể cần thải độc. Trong trường hợp này không có gì tốt hơn nếu uống nhiều nước và ăn thêm cà tím giúp“tối ưu” hóa chức năng gan.

Đừng quên rằng trong cà tím có chứa khoảng 92% nước điều này thúc đẩy hoạt động chức năng thận nhờ vào tác dụng lợi tiểu.

3. Tốt cho tim mạch 

Cà tím thật sự là món quà cho trái tim của bạn. Trong cà tím có nhiều chất xơ, kali, vitamin C, vitamin 6… Phần lớn những thực phẩm giàu flavonoïde tốt cho tim mạch. Anthocyanin có trong cà tím giúp giảm huyết áp. Nếu bạn trải qua những căng thẳng lo âu, những lo toan của gia đình… đừng quên bổ sung món cà tím trong bữa ăn tối.

4. Dọn sạch mỡ máu

Các nghiên cứu tiến hành tại Pháp trong 10 năm đã chỉ ra rằng, cà tím làm giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể. Nhưng tác dụng này chỉ đạt được nếu bạn nấu cà tím ở nhiệt độ không quá 200 độ.

5. Kiểm soát đường huyết 

Cà tím có công dụng kiểm soát đường huyết là nhờ hàm lượng chất xơ cao. Chất xơ khi vào ruột sẽ giúp thức ăn được tiêu hóa và hấp thụ vào máu chậm hơn, nhờ đó giúp đường huyết ổn định hơn và không tăng quá nhanh.

Nghiên cứu cho thấy polyphenol, một hợp chất thực vật tự nhiên có trong cà tím, giúp giảm hấp thụ đường và tăng tiết insulin. Cả 2 quá trình này đều giúp kiểm soát đường huyết. Do đó, cà tím có thể đưa vào chế độ ăn của người mắc bệnh tiểu đường.

- Ảnh 2.

Dù rất bổ nhưng đừng quên 4 lưu ý dưới đây khi ăn cà tím. Trong Đông y, cà tím vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, tiêu viêm, tiêu sưng nên được sử dụng để chữa các chứng ung nhọt, lở loét, chốc lở ngoài da. Tuy nhiên theo các chuyên gia Đông y, cà tím sẽ chỉ phát huy hết tác dụng khi được ăn điều độ, đúng cách. Cần lưu ý một số điều dưới đây khi ăn.

1. Không nên tiêu thụ quá nhiều cà tím

Cà tím tốt nhưng không nên lạm dụng bởi chúng có chứa solanine – chất chống được ung thư nhưng lại có thể tác động đến các trung tâm hô hấp, gây ngộ độc nếu ăn nhiều. Đáng nói, chất solanine không tan trong nước vì vậy xào nấu, đun sôi và các phương pháp khác không thể phá hủy được chất này. Bạn có thể ngâm cà tím bằng nước muối trước khi nấu hoặc cho chút giấm vào quá trình chế biến cà tím để thúc đẩy sự phân hủy của solanine.

Theo các chuyên gia, cách tốt nhất để phòng ngừa ngộ độc solanine đó là kiểm soát lượng ăn vào. Nếu mỗi người ăn khoảng 250 gram cà tím/mỗi bữa thì sẽ không gây ra bất kỳ sự khó chịu nào.

2. Không nên nướng cà tím

Cà tím tốt nhất khi nấu canh, ngược lại chế biến bằng cách nướng cà tím trực tiếp trên lửa có thể giảm đến 50% lượng vitamin trong cà tím. Chiên cà tím cũng không được khuyến khích vì cà tím có xu hướng hút rất nhiều dầu, ăn nhiều món này gây tăng cân nhanh.

3. Những nhóm người không nên ăn cà tím

Cà tím có tính hàn vì vậy những người yếu mệt hay thể trạng kém cũng không nên ăn nhiều và thường xuyên. Người mắc bệnh thận nên hạn chế, những người hen suyễn, bệnh dạ dày, lá lách không nên ăn. Ngoài ra, nhóm người mắc bệnh dạ dày tránh ăn nhiều cà tím vì dễ gây ra tiêu chảy nặng.

4. Không nên kết hợp cà tím và thịt cua

Trong Đông y, cà tím và cua đều là thực phẩm tính mát, sự kết hợp giữa 2 món này có thể gây lạnh bụng, hại cho dạ dày và sẽ dẫn đến tiêu chảy.

Tổng hợp

Related Posts

Leave a Comment