Home Sức khỏe Món “đen như than” là báu vật dưỡng huyết, bổ máu, hạ đường huyết nhưng chỉ mắc 1 sai lầm khi ngâm có thể thành “thuốc độc”

Món “đen như than” là báu vật dưỡng huyết, bổ máu, hạ đường huyết nhưng chỉ mắc 1 sai lầm khi ngâm có thể thành “thuốc độc”

by cataiphat


Sơ chế, chế biến thực phẩm sai cách không chỉ làm mất đi nhiều dinh dưỡng mà còn có thể biến chúng trở thành “thuốc độc” khi ăn.

Mộc nhĩ, hay còn gọi là nấm tai mèo không chỉ là một món ăn thơm ngon mà còn được coi là một “báu vật” cho sức khỏe. Với màu sắc đen như than và vị giòn, nấm mộc nhĩ chứa nhiều chất dinh dưỡng quý giá.

Có thể kể đến như chất xơ, protein, vitamin B, canxi, sắt, kali và các khoáng chất khác. Đặc biệt, Tiến sĩ Tang Mingze thuộc Khoa Khoa học ứng dụng của Hong Kong Baptist University (Hồng Kông, Trung Quốc) cho biết, mộc nhĩ còn chứa chất chống oxy hóa anthocyanin cực tốt cho sức khỏe.

Lợi ích sức khỏe của mộc nhĩ

Nhờ những thành phần dinh dưỡng và chất chống oxy hóa bên trên, ăn mộc nhĩ thường xuyên mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Nổi bật như:

Giảm cholesterol

Chất xơ hòa tan trong nấm mộc nhĩ giúp giảm cholesterol xấu và điều hòa lượng chất béo trong cơ thể. Điều này không chỉ cải thiện sức khỏe tim mạch mà còn giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và đột quỵ.

Mộc nhĩ có thể được chế biến thành rất nhiều món ngon, tốt cho sức khỏe (Ảnh minh họa)

Hạ đường huyết

có khả năng hạ đường huyết nhờ chứa nhiều chất xơ hòa tan, giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Chúng hỗ trợ cải thiện độ nhạy insulin và làm chậm quá trình hấp thụ carbohydrate. Thêm mộc nhĩ vào chế độ ăn uống hàng ngày có thể giúp ổn định mức đường huyết hiệu quả.

Cải thiện miễn dịch

Mộc nhĩ chứa polysaccharides, có khả năng kích thích sản xuất các tế bào miễn dịch trong cơ thể. Việc tăng cường hệ miễn dịch giúp cơ thể chống lại các bệnh nhiễm trùng và tăng cường sức đề kháng.

Bảo vệ tế bào

Vitamin B2 có trong nấm giúp chuyển hóa thức ăn thành năng lượng, đồng thời bảo vệ tế bào khỏi những tổn thương do các gốc tự do. Điều này góp phần quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể và chống lão hóa.

Tốt cho răng và xương

Mộc nhĩ là nguồn canxi dồi dào, hỗ trợ sự phát triển và duy trì sức khỏe của xương và răng. Sự cung cấp canxi đầy đủ giúp ngăn ngừa loãng xương và các vấn đề về xương khớp khi tuổi tác tăng lên.

Ngăn ngừa bệnh thiếu máu

Với hàm lượng sắt cao, nấm mộc nhĩ đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất hồng cầu và ngăn ngừa bệnh thiếu máu. Điều này không chỉ cải thiện sức khỏe thể chất mà còn tăng cường năng lượng cho cơ thể.

Tốt cho tiêu hóa

Chất gôm có trong nấm giúp cải thiện chức năng tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón. Việc tiêu thụ mộc nhĩ thường xuyên sẽ giúp ruột hoạt động hiệu quả hơn, đồng thời giảm nguy cơ mắc các vấn đề liên quan đến tiêu hóa.

Những sai lầm khi ăn biến mộc nhĩ thành “thuốc độc”

Tiến sĩ Tang Mingze nhắc nhở, mộc nhĩ cũng giống như bất kỳ thực phẩm nào khác, chúng ta chỉ có thể nhận được lợi ích từ nó khi dùng đúng cách. Nếu sơ chế hoặc chế biến sai cách, mộc nhĩ từ món ngon, giàu dinh dưỡng có thể biến thành “thuốc độc” hại sức khỏe. Thậm chí còn có thể gây tử vong trong trường hợp nặng.

Trong đó, Tiến sĩ Tang đặc biệt nhấn mạnh sai lầm nghiêm trọng khi ngâm mộc nhĩ nhưng nhiều người mắc phải: ngâm quá lâu . Bởi vì mộc nhĩ có chứa một chất nhạy cảm với ánh sáng gọi là porphyrin. Mộc nhĩ càng tươi thì càng chứa nhiều porphyrin sau khi ăn có thể đưa chất độc vào cơ thể. Sau khi khô, một lượng porphyrin thích hợp trong quá trình phơi nhiễm và cần loại bỏ hoàn toàn bằng cách ngâm trong nước.

Mộc nhĩ ngâm lâu là “thuốc độc” với sức khỏe, thậm chí có thể gây tử vong (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, thời gian ngâm chỉ nên là 30 phút đến 1 giờ, tuyệt đối không ngâm qua đêm. Nghiên cứu chỉ ra ngâm quá lâu khiến mộc nhĩ sản sinh độc tố, thậm chí lượng vi khuẩn tăng lên đáng kinh ngạc. Cụ thể, sự khác biệt về số lượng vi khuẩn trong khoảng từ 1 giờ đến 48 giờ là 1250 lần.

Ngoài ra, Tiến sĩ Tang nhắc nhở một số sai lầm khác khi chọn, ăn mộc nhĩ như: chọn nấm không rõ nguồn gốc, không rửa sạch trước khi chế biến, nấu chưa chín, sử dụng nước không sạch để ngâm và không bảo quản nấm đúng cách. Những yếu tố này có thể làm giảm lợi ích sức khỏe của nấm và gây ra các vấn đề về tiêu hóa.

Nguồn và ảnh: HK01, Family Doctor

Related Posts

Leave a Comment