Home Sức khỏe Thêm 3 loại rau củ cực ít thuốc trừ sâu, càng ăn càng bổ, giảm nguy cơ mắc hơn 5 loại ung thư

Thêm 3 loại rau củ cực ít thuốc trừ sâu, càng ăn càng bổ, giảm nguy cơ mắc hơn 5 loại ung thư

by cataiphat


Đây là những loại rau được ưa chuộng bởi tính an toàn, không cần dùng thuốc trừ sâu trong quá trình nuôi trồng.

Trong bối cảnh thị trường tràn ngập thực phẩm không an toàn, việc lựa chọn rau sạch trở thành một thách thức lớn đối với người tiêu dùng. Những lo ngại về việc tiêu thụ rau chứa hóa chất độc hại như thuốc trừ sâu khiến nhiều người đối mặt với nguy cơ mắc các bệnh nghiêm trọng như ngộ độc thực phẩm, ung thư, và các rối loạn thần kinh. Điều này càng làm tăng nhu cầu tìm kiếm những loại rau không chứa hóa chất độc hại, đảm bảo sức khỏe cho gia đình.

Cây hẹ

Hẹ có đặc điểm sinh trưởng tự nhiên, với mùi hăng cay đặc trưng giúp xua đuổi côn trùng. Điều này làm cho quá trình canh tác không phải sử dụng đến thuốc bảo vệ thực vật. Đặc biệt, vào mùa thu, hẹ đạt độ ngon nhất, giàu dinh dưỡng và dễ chế biến trong các bữa ăn hàng ngày.

Hẹ không chỉ an toàn mà còn chứa nhiều dưỡng chất quý giá bao gồm vitamin C, B1, B2, niacin, carotene, carbohydrate và khoáng chất. Theo y học cổ truyền, hẹ có tác dụng ôn trung, hành khí, tán ứ, và giải độc. Phần lá và gốc rễ của hẹ thường được sử dụng để điều trị các triệu chứng đau tức ngực, nấc, và chấn thương. Đồng thời, hẹ còn có khả năng kích thích hệ tiêu hóa, giảm viêm và ngăn ngừa một số bệnh nguy hiểm như ung thư, táo bón và xơ cứng động mạch.

Hàm lượng chất xơ trong hẹ cao hơn so với nhiều loại rau khác, giúp thúc đẩy nhu động ruột và ngăn ngừa ung thư đại trực tràng. Chúng cũng tham gia vào hoạt động ngăn ngừa sự phát triển của tế bào gây ung thư ruột kết. Một lượng nhỏ allicin trong loại rau gia vị này được chứng minh là có khả năng phòng chống hiệu quả ung thư vú.

- Ảnh 1.

 

Cách làm thịt ba chỉ nướng hẹ cuốn xà lách

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 500g thịt ba chỉ heo; 1 muỗng canh tương ớt Hàn Quốc; 1 muỗng canh sốt cà chua; 1 muỗng canh nước mắm; 1 muỗng cà phê dầu hào; 1 muỗng cà phê đường; 1/2 muỗng cà phê tiêu; 1 bó hẹ thái khúc; 1 củ hành tây thái mỏng; 1 cây xà lách

Cách chế biến:

Bước 1: Rửa sạch thịt ba chỉ, cạo bỏ lớp bẩn trên bì rồi thái thành từng miếng vừa ăn, có độ dày vừa phải. Trộn đều thịt với tương ớt Hàn Quốc, sốt cà chua, đường, dầu hào, nước mắm, tiêu và hành tây thái mỏng. Sau đó, để thịt ướp khoảng 1 giờ hoặc qua đêm để gia vị thấm đều.

Bước 2: Đặt chảo nướng lên bếp, cho 1 muỗng canh dầu vào chảo. Khi dầu bắt đầu nóng, xếp từng miếng thịt vào nướng ở lửa vừa. Nếu không có chảo nướng chuyên dụng, bạn hoàn toàn có thể sử dụng chảo thường. Nướng đều hai mặt cho đến khi thịt chín vàng.

Bước 3: Khi thịt sắp chín, cho hẹ và hành tây vào nướng cùng để tăng thêm hương vị. Sau đó gắp ra đĩa, thưởng thức cùng xà lách nếu muốn.

Nấm bào ngư

Theo Bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ, thuộc Khoa Y học Cổ truyền tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, nấm có hàm lượng đạm dồi dào, acid amin thiết yếu và ít chất béo, cung cấp nhiều hoạt chất có tính sinh học.

Nấm bào ngư là một trong những loại nấm được đánh giá cao về giá trị dinh dưỡng, chứa khoảng 4% protit, 3,4% gluxit, cùng với các vitamin C, PP, axit folic và các axit béo không bão hòa. Khi được sấy khô, hàm lượng protein trong nấm bào ngư tăng lên tới 33-43%, đi kèm với các axit amin quan trọng như glutamic, valin và isoleucin. Ngoài ra, nghiên cứu dược lý đã phát hiện ra rằng trong nấm bào ngư có chứa chất pleutorin, có khả năng kháng khuẩn hiệu quả đối với vi khuẩn gram dương và ức chế sự phát triển của tế bào ung thư. Một nghiên cứu từ Israel đã phát hiện rằng chiết xuất từ nấm bào ngư có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư đại tràng.

Không chỉ có tác dụng phòng ngừa ung thư, nấm còn giúp điều chỉnh chức năng tim mạch, cải thiện lưu thông máu qua động mạch vành, giảm lượng oxy tiêu thụ và hỗ trợ điều trị tình trạng thiếu máu cơ tim.

- Ảnh 2.

Ảnh: Bếp Mẹ Châu

Cách làm canh đậu hũ non nấu nấm bào ngư

Nguyên liệu: 100g nấm bào ngư xám; 1 cây đậu hũ non; 1 trái cà chua; Một ít ngò rí

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Nấm bào ngư ngâm trong nước có pha chút muối, sau đó rửa sạch và vắt ráo. Cà chua rửa sạch, cắt múi cau. Đậu hũ non cắt thành miếng vừa ăn, ngò rí rửa sạch, để ráo.

Bước 2: Nấu canh

Đun sôi một tô nước trên bếp, sau đó cho cà chua vào nấu cho đến khi mềm. Tiếp theo, thêm nấm bào ngư và đậu hũ non vào nồi. Nêm gia vị với 1 muỗng cà phê hạt nêm chay, một chút muối và bột ngọt. Thêm vào vài cọng ngò rí cắt nhuyễn để tăng hương vị. Đun sôi lại, nêm nếm cho vừa ăn, sau đó rắc thêm tiêu và ngò rí để món canh thêm thơm ngon.

Củ dền

Củ dền được coi là một trong những loại thực phẩm có hàm lượng thuốc trừ sâu thấp, nhờ vào khả năng phát triển sâu dưới lòng đất. Lớp đất bao quanh giúp bảo vệ củ dền khỏi sự thẩm thấu của thuốc trừ sâu, khiến loại củ này ít bị sâu bọ tấn công và có thời gian bảo quản lâu dài mà không cần sử dụng nhiều hóa chất bảo vệ thực vật.

Theo nghiên cứu khoa học, củ dền giàu betaine – một loại acid amin có đặc tính chống ung thư mạnh mẽ. Nhiều nhà khoa học đã xác nhận rằng, khi betaine được hấp thụ vào cơ thể, nó có khả năng phá hủy các tế bào ung thư trong khối u. Ngoài ra, betaine còn được biết đến như một chất chống viêm và chống oxy hóa mạnh, giúp bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của các gốc tự do.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng củ dền có tiềm năng ngăn ngừa ung thư phổi và ung thư da. Nước ép củ dền có thể ức chế sự hình thành của nitrosamines, một nhóm hợp chất được cho là nguyên nhân gây ra ung thư. Điều này khiến củ dền trở thành một lựa chọn lý tưởng trong việc bảo vệ sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật thông qua chế độ ăn uống hàng ngày.

- Ảnh 3.

 

Cách nấu canh củ dền đỏ nấu sườn non

Nguyên liệu: 1 củ dền đỏ; 1 củ cà rốt; 1 củ khoai tây; 100g sườn non; 1 tép tỏi, hành củ, hành lá

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

Củ dền, cà rốt và khoai tây sau khi rửa sạch thì gọt vỏ, cắt thành miếng vừa ăn. Sườn non cũng rửa sạch, chặt miếng vừa phải, sau đó ướp với tiêu, muối, nước mắm, hạt nêm và tỏi băm để thịt ngấm gia vị.

Bước 2: Làm nóng nồi với chút dầu ăn, sau đó cho hành củ đã cắt nhỏ vào phi thơm, tiếp đến là tỏi băm. Khi tỏi ngả vàng, thêm sườn non vào xào cho săn lại. Sau đó, đổ nước vào nồi và đun sôi.

Bước 3: Khi nước đã sôi, cho củ dền và cà rốt vào nấu. Khi các loại củ gần mềm, thêm khoai tây và tiếp tục đun cho đến khi tất cả các nguyên liệu chín đều. Cuối cùng, nêm nếm lại gia vị cho vừa miệng rồi tắt bếp. Múc canh ra tô, rắc hành lá đã cắt nhỏ lên trên và dùng ngay khi còn nóng.

(Tổng hợp)

Related Posts

Leave a Comment