Ăn quá ít cơm sẽ không đủ năng lượng cho các hoạt động thường ngày, còn ăn quá nhiều thì không tốt cho sức khỏe.
Cơm là một trong những thực phẩm thiết yếu nhất trong cuộc sống hàng ngày của con người. Trong cơm rất giàu các loại dưỡng chất như: carbohydrate, vitamin D, niacin, canxi, chất xơ, riboflavin, sắt, thiamine,… Tất cả những chất dinh dưỡng này rất cần thiết cho quá trình tăng cường hệ thống miễn dịch và giúp cân bằng các hoạt động chung của cơ thể.
Dù sử dụng thường xuyên, song không phải ai cũng biết cách cân đối lượng cơm trắng nên ăn mỗi ngày để đảm bảo năng lượng và mang lại các lợi ích cho sức khỏe của bản thân. Trên thực tế, các chuyên gia và nhà khoa học đã chỉ ra rằng việc ăn quá ít hoặc quá nhiều cơm trong một ngày đều mang lại những tác hại nhất định cho sức khỏe.
Chuyện gì sẽ xảy ra nếu con người không ăn đủ cơm trong một ngày?
Trước tiên, việc ăn quá ít hoặc không ăn cơm có thể gây thiếu hụt dinh dưỡng. Thói quen này sẽ khiến cơ thể bị thiếu nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu như: Vitamin B1, B2, B12, B6, niacin, biotin, pantothenic axit… Từ đó, cơ thể sẽ cạn kiệt năng lượng, ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt hàng ngày như: Học tập, làm việc, vui chơi.
Không ăn cơm cũng làm suy giảm chức năng não bộ, ảnh hưởng đến khả năng hoạt động, tư duy của não và cả sức khỏe tinh thần của con người. Chưa hết, khi một người loại bỏ cơm khỏi chế độ ăn để thay bằng lượng thịt cá lớn có thể gây quá tải cho hệ tiêu hóa, làm phát sinh các bệnh lý về đường ruột, thậm chí là tăng nguy cơ mắc bệnh liên quan đến tim mạch.
Nếu một người ăn quá nhiều cơm thì có thể gặp phải những vấn đề gì?
Theo thông tin từ Viện An toàn thực phẩm, mặc dù cơm trắng là một trong những thực phẩm chứa nhiều giá trị dinh dưỡng nhưng việc ăn nhiều có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe dưới đây:
Tác hại đầu tiên khi ăn nhiều cơm trắng là sản sinh ra đường glucose. Nếu không được ‘‘đào thải’’ bằng các hoạt động vận động, lượng đường này sẽ tích tụ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Ngoài ra, ăn quá nhiều cơm cũng là một nguyên nhân gây béo phì. Lý do là vì cơm trắng là ngũ cốc tinh chế được hấp thu nhanh hơn khi đưa vào cơ thể. Điều này làm cho người cảm thấy đói nhanh hơn và thèm ăn hơn, từ đó dư thừa năng lượng khiến bạn có nguy cơ tăng cân.
Một nghiên cứu về tác hại khi ăn nhiều cơm trắng tại Hàn Quốc đã chỉ ra rằng, những người thường xuyên sử dụng cơm trắng trong một thời gian dài có nguy cơ mắc các bệnh chuyển hóa cao hơn so với nhóm đối tượng khác.
Vậy nên ăn bao nhiêu cơm trắng một ngày là đủ?
Các chuyên gia cho rằng, thành phần chính của gạo carbohydrate. Đây là loại dinh dưỡng calo vừa tiết kiệm, vừa có thể chuyển hóa trực tiếp. Từ góc độ cấu trúc vật lý của cơ thể con người, 99% cơ thể con người và các cơ quan của nó được cấu tạo từ nước, và carbohydrate là “nguyên liệu thô cơ bản” chính mà cơ thể chúng ta cần.
Trong một chế độ ăn uống hợp lý, 50% đến 60% tổng năng lượng một người cần trong một ngày đến từ carbohydrate. Theo trang tin Sohu, thể trạng của người dân châu Á, một người trưởng thành nên ăn tối đa 3 bát cơm mỗi ngày. Nếu có hoạt động hay các mức lao động khác, nên ăn nhiều hơn. Trường hợp ăn quá nhiều, bạn hãy cố gắng tăng cường vận động để đốt cháy lượng calo dư thừa.
Bên cạnh đó, con người cũng cần ăn kết hợp cơm với các loại thực phẩm khác để bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, giúp cơ thể phát triển cân bằng hơn, sức khỏe được đảm bảo hơn.
Theo Sohu