Home Sức khỏe Đừng chỉ ăn củ, lá loại cây này phơi khô thành “dược liệu vàng”, hỗ trợ giảm đường huyết, lợi tiểu, mát gan hiệu quả

Đừng chỉ ăn củ, lá loại cây này phơi khô thành “dược liệu vàng”, hỗ trợ giảm đường huyết, lợi tiểu, mát gan hiệu quả

by cataiphat


Lá loại cây này vô cùng quen thuộc với người Việt.

Sen là loại cây không còn xa lạ với người Việt. Hầu như tất cả các bộ phận của cây từ gốc đến hoa đều có công dụng như hoa sen được dùng để trang trí, củ hay hạt sen có thể trở thành nguyên liệu làm món ăn. Còn phần lá ngoài dùng để gói xôi hay cốm, nhiều người còn phơi khô và sắc lấy nước. Việc uống loại trà này đem đến nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Nên nhiều người thường gọi loại lá này là “dược liệu vàng” giá rẻ. 

Trong Đông y, lá sen còn được gọi là hà diệp, có vị đắng, hơi chát, tính bình, đi vào các kinh can, tỳ và vị. Hà diệp có các công dụng như thăng thanh, tan ứ, thanh thử, hành thuỷ, chủ trị các chứng thử nhiệt phiền khát, tỳ hư tiết tả, huyết nhiệt thổ huyết…

Ngày nay, lá sen thường dùng với một số công dụng sau: 

Giảm mỡ máu

Mỡ máu cao là bệnh lý phổ biến nhiều người đang gặp phải, đặc biệt người cao tuổi. Bên cạnh các phương pháp điều trị Tây y, giảm mỡ máu bằng các bài thuốc Đông y, các loại nước uống từ thảo dược được nhiều người bệnh lựa chọn. Hãm nước từ lá sen khô là một trong những cách đang được một số người áp dụng. 

Alkaloid và Flavonoid trong lá sen có tác dụng chống oxy, giảm hấp thụ carbohydrate và lipid, đồng thời đào thải lượng cholesterol xấu ra khỏi cơ thể. Vì thế, việc sử dụng loại trà này thường xuyên sẽ giúp cơ thể giảm mỡ trong máu hiệu quả, đồng thời ngăn ngừa các triệu chứng tai biến mạch máu não nên rất thích hợp sử dụng cho người cao tuổi. 

Giảm chứng mất ngủ

Những người bị bệnh mất ngủ chắc không còn xa lạ với trà tâm sen. Song dùng lá sen chữa mất ngủ cũng là phương pháp bạn nên tham khảo. Lá sen có chứa hợp chất Pyridoxine có tác dụng thư giãn mạch máu. Vì thế, chỉ cần uống nước lá sen khô, bạn sẽ dễ vào giấc và ngủ ngon hơn. 

Lợi tiểu, nhuận tràng

Lá sen là một vị thuốc Đông y có tác dụng lợi tiểu, làm tăng quá trình chuyển hóa nước trong cơ thể. Alkaloid và cellulose trong lá sen có tác dụng thúc đẩy quá trình tiết dịch tiêu hóa và nhu động ruột từ đó giúp ngăn ngừa và điều trị táo bón.

Giảm cân hiệu quả 

Lá sen có thể giảm thiểu hiện tượng tích mỡ thừa bên trong cơ thể nên giúp giảm cân và giữ dáng rất tốt. Để đạt được mục đích này chỉ cần lấy 60g lá sen khô, quả sơn trà tươi, vỏ quýt và hạt ý dĩ nghiền lẫn với nhau rồi uống như uống trà.

Giải độc, làm mát gan 

Lá sen có chứa hoạt chất quercetin và flavonoid. Hai hoạt chất này không chỉ có tác dụng chống oxy hóa mà còn giúp thanh nhiệt và giải độc cho gan. Đồng thời, hai hoạt chất này có tác dụng chống lại vi khuẩn và virus, ngăn chặn chúng làm hại gan, bảo vệ sức khỏe lá gan.

Điều chỉnh đường huyết 

Lá sen có chứa tanin và các alcaloid giúp điều chỉnh đường huyết bằng cách tăng độ nhạy insulin. Nghiên cứu đã được công bố trên Phytomedicine cho thấy nước hãm từ lá sen có khả năng giảm đáng kể lượng đường huyết ở người mắc bệnh tiểu đường type 2, đồng thời hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng của bệnh. 

Lưu ý khi sử dụng nước trà từ lá sen 

– Mỗi ngày, bạn chỉ nên uống nhiều nhất 500ml nước lá sen, và chia thành 3-4 lần/ngày. Những người có dấu hiệu táo bón có thể tăng tần suất thích hợp. 

– Thời điểm tốt nhất là uống loại trà này là trước bữa ăn 30 phút hoặc sau bữa ăn 1 tiếng. Nếu muốn sử dụng loại trà này để giảm cân, bạn nên uống nước lá sen trước bữa ăn. 

– Không nên uống trà lá sen để qua đêm. 

– Không nên dùng nước lá sen thay nước khi đang dùng các thực phẩm giảm cân khác.

– Với những người có bệnh nền, nếu muốn sử dụng loại trà này, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. 

– Dẫu lá sen có nhiều lợi ích tốt cho sức khoẻ. Song không phải bất kỳ cũng có thể sử dụng được. Những người có các tình trạng như huyết áp thấp, phụ nữ có thai, người đang cho con bú và phụ nữ đang trong thời kỳ hành kinh, người có thể trạng hư hàn với những biểu hiện như hay thấy lạnh trong người, chân tay lạnh, hay đầy bụng, khó tiêu, đi ngoài phân nát… tuyệt đối không sử dụng lá sen. 

Đinh Anh (Tổng hợp)

Related Posts

Leave a Comment