Dù là bộ phận nhỏ trong con lợn nhưng nó chứa rất nhiều dưỡng chất cho sức khỏe.
Tim lợn dù nhỏ nhưng lại có tác dụng rất lớn. Chúng chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể như protein, chất béo, canxi, phốt pho, sắt, vitamin B1, vitamin B2, vitamin C…
Tác dụng của tim lợn
1. An thần, ngủ ngon
Nhờ những dưỡng chất phong phú có trong tim lợn, đặc biệt là vitamin B12 có thể giảm thiểu tình trạng mệt mỏi, tăng cường chuyển hoá chất béo và carbohydrate thành năng lượng. Điều này có thể là dịu tâm trí, giảm bồn chồn, lo lắng cũng như cải thiện chất lượng giấc ngủ vào ban đêm.
2. Bổ sung khí huyết, cải thiện hệ miễn dịch
Ngoài tác dụng giúp an thần, tim lợn có thể bổ sung máu, khí huyết cho cơ thể. Bởi tim lợn chứ nhiều khoáng chất thiết yếu như kẽm và sắt, có vai trò quan trọng trong việc sản xuất tế bào miễn dịch, bổ máu.
3. Phòng ngừa bệnh tim mạch
Lượng vitamin nhóm B, đặc biệt là B6 và B12 có nhiều trong tim lợn giúp duy trì nồng độ homocysteine ổn định trong máu. Điều này có liên quan mật thiết tới các bệnh về tim mạch.
Lượng Homocysteine càng cao thì nguy cơ mắc bệnh cũng theo đó mà tăng.
Chính vì vậy, việc sử dụng những thực phẩm giàu vitamin B như tim lợn có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Những bộ phận trong lợn nên hạn chế ăn
1. Chân giò
Chân giò lợn rất giàu collagen nhưng cũng chứa nhiều chất béo và cholesterol, nếu ăn quá nhiều có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch như cao huyết áp, xơ cứng động mạch.
Vì vậy, để duy trì sức khỏe tim mạch, tốt nhất nên hạn chế việc ăn chân giò lợn.
2. Cật lợn
Cật lợn chứa nhiều cholesterol và purine, nếu nạp một lượng quá nhiều có thể dẫn đến có thể gây ra bệnh gút. Gút là một loại viêm khớp gây đau và sưng khớp, vì vậy đối với những người có mức cholesterol cao hoặc nhạy cảm với purine, nên hạn chế ăn cật.
3. Phổi lợn
Phổi là cơ quan hô hấp nhưng chúng cũng có khả năng hấp thụ các chất ô nhiễm trong không khí, tiềm ẩn nguy hại cho sức khỏe. Chính vì vậy, nên hạn chế ăn phổi lợn càng ít càng tốt.
4. Lòng
Lòng lợn – bao gồm lòng già, lòng non – chứa nhiều chất béo, protein, cholesterol, vitamin A, vitamin E, canxi, kali, natri, magiê, sắt. Tuy nhiên, vì phần này chứa nhiều cholesterol nên cần kiểm soát lượng hấp thụ và không nên ăn thường xuyển, đặc biệt với những người bị bệnh tim mạch, tiểu đường.
5. Tiết canh
Tiết lợn dù chứa lượng sắt dồi dào nhưng rất nguy hiểm khi được sử dụng làm món tiết canh – một món ăn được nhiều người Việt yêu thích.
Bởi nếu lợn nhiễm liên cầu khuẩn Streptococcus suis thì ngay cả khi không phát bệnh, máu của chúng cũng chứa một lượng lớn vi khuẩn này. Khi ăn tiết canh hay thậm chí thịt chưa nấu chín, liên cầu khuẩn từ thức ăn sẽ xâm nhập cơ thể và gây bệnh, thậm chí dẫn đến tử vong ở một số trường hợp.
Nguồn: Sohu