Home Sức khỏe Nghiên cứu mới: Tin vui dành cho người thường xuyên uống cà phê

Nghiên cứu mới: Tin vui dành cho người thường xuyên uống cà phê

by cataiphat


Một nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Ageing Research Reviews đã khẳng định cà phê là “phương thuốc tự nhiên” cho sức khỏe.

Thói quen góp phần kéo dài tuổi thọ

Cà phê không chỉ là một thức uống quen thuộc trên toàn cầu mà còn được coi là một “phương thuốc tự nhiên” cho sức khỏe, khi ngày càng có nhiều nghiên cứu khoa học xác nhận những lợi ích vượt trội mà nó mang lại.

Một nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Ageing Research Reviews tiếp tục khẳng định rằng việc uống cà phê đều đặn với liều lượng hợp lý có thể góp phần kéo dài tuổi thọ và giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh lý nghiêm trọng liên quan đến tuổi tác.

Các nhà khoa học từ Đại học Coimbra, Bồ Đào Nha, đã tổng hợp và phân tích hàng trăm nghiên cứu, qua đó nhận thấy thói quen này có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường loại 2, rối loạn thần kinh và thậm chí là một số loại ung thư.

- Ảnh 1.

 

Không chỉ vậy, cà phê còn đóng vai trò tích cực trong việc cải thiện sức khỏe tinh thần, giúp giảm nguy cơ trầm cảm và suy giảm trí nhớ – những vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Với những tác dụng như một “lá chắn tự nhiên,” cà phê mang lại nhiều lợi ích lâu dài cho sức khỏe toàn diện.

3 cách uống cà phê không béo, tránh làm tăng đường huyết

Cà phê chứa caffein, chất chống oxy hóa và các hợp chất kích thích nhẹ, không chỉ giúp tinh thần tỉnh táo mà còn hỗ trợ hoạt động của hormone insulin, từ đó kiểm soát lượng đường trong máu. Việc chọn đúng loại cà phê không đường và ít calo như cà phê đen, cà phê ủ lạnh hay latte ít đường có thể giúp kiểm soát đường huyết một cách hiệu quả.

1. Cà phê đen

Cà phê đen nguyên chất, không đường, là nguồn cung cấp dồi dào chất chống oxy hóa. Một tách cà phê sau bữa ăn giúp ổn định đường huyết mà không gây tăng đột ngột. Nghiên cứu chỉ ra rằng việc tiêu thụ cà phê chứa caffein lâu dài có thể cải thiện quá trình chuyển hóa glucose trong cơ thể, giảm nguy cơ biến chứng tiểu đường.

- Ảnh 2.

 

2. Cà phê ủ lạnh (Cold Brew)

Được chế biến bằng cách ngâm cà phê trong nước lạnh từ 12-24 giờ, loại cà phê này rất ít calo, không đường nhưng giàu caffein. Thức uống này thúc đẩy quá trình trao đổi chất, hỗ trợ đốt cháy chất béo hiệu quả. Ngoài ra, cà phê ủ lạnh còn chứa axit chlorogenic – một hợp chất giúp làm chậm quá trình sản xuất glucose và ổn định cơn đói, đặc biệt hữu ích trong việc kiểm soát đường huyết.

3. Cà phê latte ít đường

Cà phê latte, với thành phần chính là cà phê và sữa, có thể được điều chỉnh để phù hợp với người tiểu đường. Sử dụng sữa tách béo, không đường sẽ giảm thiểu tác động đến lượng đường trong máu. Loại thức uống này có thể thưởng thức nóng hoặc lạnh, tùy khẩu vị, nhưng nên cân đối tổng lượng carbohydrate tiêu thụ trong ngày. Thêm một chút bột quế vào latte cũng giúp tăng hương vị và mang lại lợi ích sức khỏe.

Lưu ý khi sử dụng cà phê thường xuyên

Người bệnh tiểu đường cần kết hợp uống cà phê với chế độ ăn uống lành mạnh và theo dõi đường huyết đều đặn để đạt hiệu quả tốt nhất. Mỗi ngày, chỉ nên uống tối đa hai tách cà phê và tránh thêm đường, sữa nguyên kem hoặc các chất tạo ngọt nhằm hạn chế nguy cơ tăng đường huyết đột ngột.

Cà phê tuy phù hợp với nhiều người, nhưng không phải ai cũng nên sử dụng một cách tùy ý. Phụ nữ mang thai nên giới hạn lượng caffeine ở mức tối đa 200mg mỗi ngày (tương đương khoảng một tách rưỡi cà phê) để tránh ảnh hưởng xấu đến thai nhi.

Người mắc các bệnh như tăng huyết áp, rối loạn lo âu hoặc vấn đề về tiêu hóa cũng cần cẩn trọng, bởi caffeine có thể làm tăng nhịp tim, kích thích dạ dày tiết axit, gây khó chịu. Trong những trường hợp này, lựa chọn cà phê đã khử caffeine hoặc pha loãng là phương án an toàn hơn.

Đối với người thích vị ngọt, có thể thay thế bằng đường ăn kiêng hoặc sữa thực vật ít béo để hạn chế tác động xấu đến sức khỏe.

Về thời gian sử dụng, cà phê nên được uống vào buổi sáng, khoảng 30 phút đến một giờ sau bữa sáng, giúp tăng cường năng lượng và tập trung làm việc. Tránh uống cà phê vào buổi tối hoặc sát giờ đi ngủ, vì caffeine có thể gây mất ngủ và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

(Tổng hợp)

Related Posts

Leave a Comment