Home Sức khỏe 3 loại đồ uống không mặn nhưng là “mỏ muối”, uống nhiều coi chừng hỏng thận

3 loại đồ uống không mặn nhưng là “mỏ muối”, uống nhiều coi chừng hỏng thận

by cataiphat


Một số loại đồ uống quen thuộc dù không hề mặn nhưng lại chứa lượngmuối đáng kể, âm thầm gây hại cho sức khỏe, đặc biệt là thận.

Khi thời tiết trở nên nóng hơn, mọi người sẽ uống nhiều nước hơn để giải khát và giải nhiệt. Cuộc sống hiện đại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi có ở hầu khắp mọi nơi nên mọi người có thể dễ dàng mua nước uống dù ở bất cứ đâu và mua bất cứ loại nào mình thích.

Nhiều đồ uống chúng ta đang sử dụng dù rất ngọt nhưng thực tế lại ẩn chứa nhiều muối, nếu tiêu thụ nhiều có thể tổn hại đến thận, gây huyết áp cao.

Nước uống thể thao

Nước uống thể thao được bổ sung thêm natri, tính trên một chai 600ml có chứa khoảng 246mg natri.

Để bổ sung lượng natri bị mất đi khi tập luyện, nước uống thể thao được bổ sung thêm natri, tính trên một chai 600ml có chứa khoảng 246mg natri. Dù vậy, mọi người không nên uống quá nhiều cho dù chúng rất ngọt.

Nước ép rau củ quả đóng hộp

Nguyên liệu nước ép rau quả tự làm không có vấn đề về hàm lượng natri cao, nhưng các loại đồ uống bán sẵn trên thị trường thường bổ sung thêm natri để tăng thêm hương vị. Vì vậy, chúng ta nên kiểm tra danh sách hàm lượng dinh dưỡng trước khi mua.

Sô cô la nóng

Một cốc sôcôla nóng (354ml) chứa khoảng 370 mg natri, chiếm khoảng 16% giá trị khuyến nghị hàng ngày.

Trên thực tế, hầu hết một cốc sôcôla nóng (354ml) chứa khoảng 370 mg natri, chiếm khoảng 16% giá trị khuyến nghị hàng ngày. Điều này đặc biệt cần chú ý nếu bạn bị cao huyết áp, bệnh tim hoặc thận. 

Nếu vô tình tiêu thụ quá nhiều muối hay thường xuyên uống những đồ nhiều natri trên, ngoài việc uống đủ nước, chúng ta nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu kali có thể làm tăng bài tiết natri. Các loại thực phẩm giàu kali phổ biến bao gồm rau muống, mồng tơi, rau khoai lang, đậu nành, đậu phộng, chuối, quả kiwi, quả bơ, nho khô….

Làm sao để hạn chế lượng muối hấp thụ?

Các chuyên gia khuyến cáo nên học cách đọc nhãn thành phần khi mua sản phẩm, đặc biệt là với các thực phẩm siêu chế biến. Ký hiệu NRV% trên bao bì tượng trưng lượng natri tiêu thụ sau khi ăn 100 gam thực phẩm.

Cùng với đó, khi chọn muối ăn, hãy chọn loại muối có hàm lượng natri thấp. Đây là loại muối được làm từ muối iốt thông thường nhưng trong đó kali clorua thay thế một phần natri oxit (khoảng 30%). Vì kali có tác dụng hạ huyết áp và bảo vệ thành mạch máu nên tiêu thụ muối natri thấp có thể cải thiện tình trạng nạp quá nhiều natri vào cơ thể, ngăn ngừa cao huyết áp. Tuy nhiên, đối với người bị bệnh, cần tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn loại muối thích hợp.

Không chỉ vậy, khi mua các vật dụng đựng muối trong bếp, nên chọn loại có thể dễ dàng đong đếm, xác định lượng cho vào khẩu phần ăn mỗi ngày để khống chế tổng lượng muối hấp thụ không vượt quá tiêu chuẩn. Khi ăn ở ngoài, nếu có thể hãy chủ động yêu cầu bớt muối hoặc cố gắng chọn những món ít muối.

Khi chọn muối ăn, hãy chọn loại muối có hàm lượng natri thấp.

Với những người đã quen ăn mặn, nên dùng thêm các loại gia vị như hành, gừng, tỏi, giấm… để tăng mùi vị cho món ăn thay vì thêm muối. Nghiên cứu khoa học cho thấy khẩu vị của con người có thể thay đổi từ từ, bằng cách giảm dần việc sử dụng muối trong khẩu phần ăn hàng ngày, nhu cầu về vị mặn của con người sẽ giảm dần. Trên thực tế, việc thêm ít muối hơn từ 5% đến 10% khi nấu thức ăn sẽ không ảnh hưởng đến hương vị của món ăn.

Thời điểm thêm muối vào món ăn cũng rất quan trọng. Nếu cho muối quá sớm khi nấu, muối sẽ dễ ngấm vào rau và đẩy độ ẩm trong rau ra ngoài, khiến rau mất đi độ giòn thơm ngon. 

Related Posts

Leave a Comment