Home Sức khỏe Loại củ tỷ đô của Việt Nam được Trung Quốc ‘bao mua’ 91%: Cực nhiều lợi ích nếu dùng đúng cách

Loại củ tỷ đô của Việt Nam được Trung Quốc ‘bao mua’ 91%: Cực nhiều lợi ích nếu dùng đúng cách

by cataiphat
- Ảnh 1.


Loại củ này có nhiều chất dinh dưỡng nhưng cần được chế biến đúng cách để đảm bảo an toàn, phòng ngộ độc.

Mới đây, Tạp chí điện tử Tri thức (Znews) đưa tin theo thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan, tính đến hết tháng 11 năm nay, nước ta đã xuất khẩu hơn 2,3 triệu tấn sắn và sản phẩm sắn các loại, thu về hơn 1,04 tỷ USD.

Dù xuất khẩu giảm 13% về lượng và giá trị giảm 10% so với cùng kỳ năm ngoái, sắn và sản phẩm sắn vẫn là một trong 9 mặt hàng của ngành nông nghiệp có kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD.

- Ảnh 1.

Sắn và sản phẩm sắn là một trong 9 mặt hàng của ngành nông nghiệp Việt Nam có kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD.

Hiện, Trung Quốc là khách hàng truyền thống lớn nhất, “bao mua” trên 91% lượng sắn và sản phẩm sắn xuất khẩu của Việt Nam.

Sắn ở nước ta được người dân trồng làm cây hàng hóa để phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, song có giá rất rẻ. Theo Hiệp hội Sắn Việt Nam, hiện vào mùa thu hoạch nên sản lượng sắn về các nhà máy nhiều hơn. Từ đầu tháng 11 đến đầu tháng 12, giá thu mua sắn củ sắn tại một số tỉnh khu vực miền Trung và Tây Nguyên dao động ở mức 1.900-2.300 đồng/kg. Giá thu mua sắn tươi tại khu vực miền Bắc dao động quanh mức 2.000-2.050 đồng/kg.

Dinh dưỡng trong củ sắn

Theo bài viết trên website của Bệnh viện Vinmec, sắn là một loại củ có nhiều tinh bột và có hương vị thơm ngon. Sắn cũng cung cấp nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất. Cụ thể, 100g sắn có 27g carb, 1g chất xơ, chất đạm, chất béo, đường, natri, thiamine, phốt pho, canxi, riboflavin. Củ sắn luộc cũng chứa một lượng nhỏ vi chất sắt, vitamin C và niacin.

- Ảnh 2.

Món sắn hấp cốt dừa quen thuộc với người Việt Nam.

Lợi ích sức khỏe của củ sắn

Cũng theo bài viết trên website của Bệnh viện Vinmec, sắn mang lại nhiều lợi ích đối với người sử dụng, ví dụ như:

– Giảm nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa: Hội chứng chuyển hóa là sự kết hợp của các dấu hiệu sức khỏe như lượng đường trong máu cao, mức cholesterol cao, vòng bụng lớn… cho thấy nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường và tim mạch. Sắn rất giàu flavonoid và chất xơ, giúp bảo vệ cơ thể chống lại hội chứng chuyển hóa và các biến chứng liên quan tới tình trạng này.

– Thúc đẩy chữa lành vết thương: Sắn rất giàu vitamin C – tiền chất thiết yếu của collagen – một thành phần cấu trúc trong các mô da. Tiêu thụ đủ vitamin C từ thực phẩm sẽ thúc đẩy khả năng tự phục hồi của cơ thể.

– Ngăn ngừa suy dinh dưỡng: Sắn đóng vai trò như một biện pháp chống lại tình trạng suy dinh dưỡng ở các nước đang phát triển, đặc biệt là châu Phi. Cây sắn chịu khô hạn và sâu bệnh tốt, cho năng suất cao, là thực phẩm dự trữ tốt khi các giống cây trồng khác khan hiếm.

– Giảm huyết áp: Sắn có hàm lượng kali cao. Kali làm giảm huyết áp, giúp cân bằng lượng natri nạp vào cơ thể (chất làm tăng huyết áp).

- Ảnh 3.

Ở nhiều quốc gia, sắn được chế biến thành các món ăn lạ miệng.

Lưu ý khi dùng sắn

Sắn có nhiều dinh dưỡng tốt nhưng trong củ sắn và lá sắn có chứa một lượng acid cyanhydric. Đây là một chất độc chứa nhiều nhất ở vỏ sắn, ruột sắn phần xơ và hai đầu củ sắn, có thể gây ngộ độc, thậm chí là tử vong. Bất kỳ loại sắn nào cũng có chứa acid cyanhydric với hàm lượng trung bình từ 3mg% đến 5 mg%. Sắn càng đắng thì lượng acid cyanhydric càng cao, thậm chí có thể lên tới 10-15 mg%.

Vì vậy, nếu không chế biến đúng cách khi ăn sắn thì có thể gây ra ngộ độc. Triệu chứng ngộ độc sắn có thể cấp tính hoặc nhẹ tùy thuộc vào lượng sắn hấp thụ như:

– Rối loạn tiêu hóa: Buồn nôn, đau bụng, nôn, tiêu chảy…

– Rối loạn thần kinh: Chóng mặt, nhức đầu… Trường hợp nặng có thể gây co cứng, co giật, giãn đồng tử và thậm chí là hôn mê.

– Rối loạn hô hấp: Tình trạng ngạt thở, xanh tím người, suy hô hấp gây tử vong.

- Ảnh 4.

Món sắn với sốt mojo.

Tuy nhiên, đặc tính của loại chất độc trong sắn rất dễ bay hơi, chúng hòa tan dễ dàng trong nước lạnh cũng như nước nóng. Khi bị oxy hóa hoặc kết hợp với chất đường kính thì sẽ được chuyển thành chất không độc. Dựa vào đặc tính này của sắn, nếu biết cách chế biến phù hợp thì hàm lượng chất độc sẽ bị loại bỏ một phần khá lớn.

Theo bài viết trên báo Sức khỏe và Đời sống, để loại bỏ độc tố khỏi sắn, mọi người cần thực hiện những bước sau:

– Không sử dụng sắn đắng, sắn cao sản (cả củ và lá) để chế biến thức ăn.

– Lột sạch lớp vỏ hồng của sắn, cắt bỏ hai đầu.

– Ngâm trong nước sạch vài giờ, phải thường xuyên thay nước.

– Khi nấu phải mở nắp nồi để chất độc bay ra ngoài.

– Không nên cho trẻ dưới 3 tuổi ăn sắn.

– Không nên ăn nhiều sắn vào lúc đói.

– Khi ăn nên chấm với đường hay mật để giảm nguy cơ ngộ độc.

– Nếu thấy sắn đắng nên bỏ đi vì sắn càng đắng thì càng nhiều acid cyanhydric.

Related Posts

Leave a Comment