Home Sức khỏe Nói thật: 3 loại trái cây tuyệt đối không ăn khi bụng đói, dạ dày bọc sắt cũng không “đỡ” được

Nói thật: 3 loại trái cây tuyệt đối không ăn khi bụng đói, dạ dày bọc sắt cũng không “đỡ” được

by cataiphat


Trái cây tốt nhưng phải ăn đúng thời điểm mới phát huy lợi ích. Nếu cố chấp ăn 3 loại trái cây này khi bụng đang đói thì chẳng khác nào tự hại chính mình.

Trái cây là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất, chất xơ và chất chống oxy hóa thiết yếu giúp thúc đẩy cơ thể khỏe mạnh. Theo các chuyên gia, trái cây và rau nên chiếm ít nhất một nửa trong khẩu phần ăn. Nhưng trong khi rau được cho là có thể tiêu thụ bất cứ lúc nào thì trái cây lại được khuyên nên ăn vào những thời điểm nhất định.

Chúng có chứa axit và nhiều chất khác không thân thiện với hệ tiêu hóa, đặc biệt là dạ dày. Thậm chí, còn gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, nhất là nếu bạn ăn khi bụng đang rỗng.

3 loại trái cây tuyệt đối không ăn khi bụng đói

Hồng

Hồng chứa nhiều tanin (chất làm se) và pectin (một loại chất xơ hòa tan). Khi ăn hồng lúc bụng đói, dưới tác động của dịch dạ dày (axit hydrocloric), các chất này kết hợp lại và dễ dàng tạo thành khối đông cứng trong dạ dày. Điều này có thể dẫn đến tắc nghẽn dạ dày, gây ra các triệu chứng như đau bụng, khó tiêu, buồn nôn.

Nói thật: 3 loại trái cây tuyệt đối không ăn khi bụng đói, dạ dày bọc sắt cũng không “đỡ” được- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Đặc biệt, các khối đông cứng này có thể không tan được, tích tụ và trở thành sỏi dạ dày. Nếu không điều trị kịp thời, sỏi dạ dày có thể dẫn đến tắc nghẽn nghiêm trọng, thậm chí phải phẫu thuật để loại bỏ.

Dứa

Dứa (thơm, khóm) chứa nhiều enzyme bromelain và axit hữu cơ. Khi ăn lúc bụng đói, bromelain có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày, gây cảm giác nóng rát, đau bụng. Bromelain cũng làm tăng tiết axit dạ dày, khiến những người có bệnh lý dạ dày như viêm loét dạ dày hoặc trào ngược dạ dày – thực quản cảm thấy khó chịu hơn.

Ăn dứa khi bụng đói cũng làm tăng nguy cơ gây viêm loét dạ dày hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng viêm loét dạ dày sẵn có. Do dạ dày tiết nhiều axit hơn và khó tiêu hóa hơn.

Táo gai

Táo gai (sơn trà) có thể gây hại cho dạ dày và dẫn đến hình thành sỏi nếu ăn khi bụng đói . Lý do là nó chứa axit hữu cơ kích thích dạ dày tiết ra nhiều axit hơn, gây cảm giác nóng rát và khó chịu, đau dạ dày do kích ứng niêm mạc. Nó cũng có thể gây đầy hơi, trướng bụng do sự phản ứng của dạ dày với axit và chất xơ trong táo.

Nói thật: 3 loại trái cây tuyệt đối không ăn khi bụng đói, dạ dày bọc sắt cũng không “đỡ” được- Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Đặc biệt, táo gai chứa tannin – một loại polyphenol có thể kết hợp với protein trong dạ dày và tạo ra các khối rắn. Khi ăn lúc bụng đói, những khối này có thể tích tụ lại và hình thành sỏi dạ dày.

3 loại trái cây nên ăn khi bụng đói

Nếu muốn ăn trái cây khi bụng đói, dưới đây là 3 lựa chọn tuyệt vời:

Đu đủ chín

Đu đủ chín là lựa chọn lý tưởng khi đói nhờ enzyme papain, hỗ trợ tiêu hóa và giảm áp lực dạ dày. Chất xơ hòa tan trong đu đủ giúp nhu động ruột hoạt động tốt hơn, ngăn táo bón, đồng thời làm dịu niêm mạc và giảm nguy cơ viêm loét. Vitamin A và C trong đu đủ chín bảo vệ niêm mạc, tăng sức đề kháng và chống tổn thương do axit. Với tính kiềm nhẹ, đu đủ còn trung hòa axit, mang lại cảm giác dễ chịu.

Kiwi

Kiwi chứa enzyme actinidin hỗ trợ tiêu hóa protein, giúp dạ dày hoạt động hiệu quả. Chất xơ hòa tan trong kiwi thúc đẩy nhu động ruột, cân bằng vi khuẩn đường ruột, giảm táo bón. Ngoài ra, vitamin C và chất chống oxy hóa bảo vệ niêm mạc dạ dày, tăng sức đề kháng. Kiwi ít calo, chỉ số đường huyết thấp, là lựa chọn nhẹ nhàng khi đói.

Việt quất

Nói thật: 3 loại trái cây tuyệt đối không ăn khi bụng đói, dạ dày bọc sắt cũng không “đỡ” được- Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Việt quất chứa nhiều anthocyanin, bảo vệ niêm mạc dạ dày và giảm viêm. Chất xơ hòa tan trong việt quất hỗ trợ tiêu hóa, cân bằng vi khuẩn đường ruột và ngăn táo bón. Vitamin C và polyphenol tăng sức đề kháng, giảm stress oxy hóa, đồng thời việt quất ít calo, giúp dạ dày dễ chịu khi ăn lúc đói.

Nguồn và ảnh: Sohu, Eat This

Related Posts

Leave a Comment