Home Sức khỏe Ăn nhiều loại ‘‘rau Hoàng đế’’ này vào mùa đông giúp tiêu đờm, lợi tiểu và ngủ ngon: Giá rẻ nhưng nhiều lợi ích

Ăn nhiều loại ‘‘rau Hoàng đế’’ này vào mùa đông giúp tiêu đờm, lợi tiểu và ngủ ngon: Giá rẻ nhưng nhiều lợi ích

by cataiphat


Công dụng của món rau này đã được nhiều chuyên gia dinh dưỡng công nhận và khuyên dùng.

Cải cúc – loại rau phù hợp cho bữa cơm ngày đông 

Cải cúc là một trong những loại rau hết sức phổ biến và quen thuộc với đời sống của người dân Việt Nam. Đặc biệt, mỗi khi trời chuyển lạnh, rau cải cúc lại được sử dụng để chế biến thành những món ăn nóng hổi như: Lẩu, canh, cải cúc nấu cá,… Ít ai biết rằng, ăn loại rau này vào ngày lạnh không chỉ thơm ngon mà còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. 

Trong Đông y, cải cúc có vị ngọt nhạt, hơi đắng, the, mùi thơm, tính mát, vị tê, không độc có tác dụng hòa tỳ vị, an tâm khí, lợi tiểu, tiêu đờm… được xem như một loại rau giúp khai vị giúp ăn ngon, tiêu hóa tốt, trừ đờm, tán phong nhiệt. Chưa kể, hương thơm của rau cải cúc còn giúp con người thư giãn và ngủ ngon hơn.

Cải cúc còn có tên gọi là cúc tần ô hoặc rau cúc xanh. Ảnh minh họa.

Theo y học hiện đại, rau cải cúc còn có chứa nhiều chất dinh dưỡng có ích như: hydrat carbon, protein, chất béo, vitamin C, vitamin A, vitamin B,… Trung bình một cây cải cúc nhỏ bé có chứa đến 1,85% protid, 2,57% glucid, 0,43% lipid và các axit amin, lysin, chất xơ… và nhiều vitamin quan trọng.  Do đó, chúng có thể giúp điều trị và ngăn ngừa các loại bệnh nguy hiểm.

Các công dụng nổi bật của cải cúc 

Tiêu đờm: Rau cải cúc giàu vitamin A có tác dụng ngăn ngừa nhiễm trùng hệ thống hô hấp, thanh phổi, tiêu đờm. Chưa kể, hương thơm từ tinh dầu trong loại rau này còn hỗ trợ giảm ho và hen suyễn.

Cải thiện giấc ngủ: Rau cải cúc có hương thơm dịu nhẹ, thanh mát nhờ chứa tinh dầu. Do đó, loại rau này không chỉ có công dụng giảm ho, mà còn giúp an thần, hạ huyết áp và cải thiện giấc ngủ. Cùng với các vitamin, caroten và axit amin, loại rau này cũng giúp ngăn ngừa chứng suy giảm trí nhớ ở người cao tuổi.

Loại rau này rất tốt cho sức khỏe của con người. ảnh minh họa.

Hạ đường huyết: Trong cải cúc có chứa một lượng axit amin và tinh dầu có tác dụng thanh lọc đầu óc và giảm lượng đường trong máu. Ngoài ra, lượng kali và chất xơ dồi dào cũng được các chuyên gia khẳng định là giúp giảm huyết áp, kéo dài thời gian tiêu hóa thức ăn và làm giảm tốc độ đường trong thức ăn đi vào máu. 

Cải thiện sức khỏe tim mạch: Glucid, lipid, protein và các lysine, chất xơ, nước, canxi, vitamin B, vitamin C trong cải cúc là những thành phần có vai trò cải thiện sức khỏe tim mạch và ngăn ngừa các bệnh liên quan. Ngoài ra, chất diệp lục có trong cải cúc còn giúp cholesterol trong máu hiệu quả.

Làm mát gan: Kali trong cải cúc giữ vai trò sửa chữa và điều chỉnh các tế bào bị tổn thương, cải thiện chức năng trao đổi chất và duy trì hoạt động của gan.

Bổ máu: Cải cúc được coi là một trong những thực phẩm lý tưởng nhất cho những người thiếu máu vì chứa nhiều sắt và canxi. Hai chất này sẽ hỗ trợ cơ thể sản xuất ra máu mới và tăng cường độ dẻo dai của xương. 

Cải cúc là thực phẩm lý tưởng cho những người thiếu máu. Ảnh minh họa.

Ngừa táo bón: Lượng chất xơ dồi dào trong rau cải cúc sẽ thúc đẩy nhu động ruột, giúp loại bỏ các chất độc hại trong đường ruột. Do đó, loại rau này chính là phương pháp ngừa táo bón hiệu quả.

Cải thiện hệ miễn dịch: Rau cải cúc chứa lượng lớn selen, tác dụng cải thiện khả năng miễn dịch. Ngoài ra, cải cúc còn chứa nhiều chất dinh dưỡng khác rất thích hợp để ăn hàng ngày.

Giảm cân: Trong rau cải cúc chứa nhiều chất dễ bay hơi có công dụng tạo ra một hương vị đặc biệt giúp tăng sự bài tiết của nước bọt. Nhờ vậy, chúng thúc đẩy sự thèm ăn và cải thiện cảm giác thèm ăn nhanh chóng. Những ai đang cần giảm cân hay ăn kiêng có thể lựa chọn loại rau này. 

Một số món ngon với rau cải cúc mà bạn có thể lựa chọn để chế biến như: Canh cải cúc trứng,  rau cải cúc xào đậu phụ, canh cải cúc nấu xương, canh cải cúc với cá rô,…

Lưu ý: Mặc dù cải cúc rất tốt cho sức khỏe, nhưng với đặc tính vốn có, những người có thể trạng hư hàn, lạnh bụng, tiêu chảy thì cần hạn chế tiêu thụ loại rau này.

Khuê Hiền (Tổng hợp)

Related Posts

Leave a Comment