Loại củ này chứa đường tự nhiên nên có vị ngọt. Tuy nhiên, chúng có chỉ số đường huyết thấp, đem lại nhiều lợi ích cho người sử dụng.
Cà rốt là một loại rau củ phổ biến ở nước ta và được chế biến thành nhiều món ăn ngon và cũng được sử dụng với mục đích chữa bệnh trong một số trường hợp. Một khẩu phần 80g cà rốt (sống) cung cấp 27kcals; 0,4g protein; 0,3g chất béo; 6,2g carbohydrate; 3,1g chất xơ; 142mg kali; 2mg vitamin C.
Thông thường, mọi người biết đến cà rốt với tác dụng bổ mắt. Song thực tế, thực phẩm này còn mang nhiều công dụng khác tốt cho sức khoẻ.
Giảm nguy cơ mắc ung thư
Các hợp chất bảo vệ thực vật, bao gồm carotenoid, acid chlorogenic và falcarinol có trong cà rốt có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính, thậm chí một số loại ung thư.
Ngoài ra, cà rốt chứa rất nhiều vitamin A rất quan trọng đối với hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Vitamin B6 có trong cà rốt đóng một vai trò quan trọng trong việc tăng sinh tế bào miễn dịch và sản xuất kháng thể.
Các hoạt chất polyacetylenes, parotenoid và anthocyanins trong cà rốt là các chất chống oxy hóa có khả năng chống lại các gốc tự do có hại trong cơ thể, từ đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Kiểm soát đường huyết
Cà rốt giàu vitamin, chất xơ và dưỡng chất có lợi khác, đặc biệt là chất beta-carotene. Beta-carotene là tiền chất của vitamin A, loại khoáng chất rất cần thiết cho sức khỏe mắt. Một củ cà rốt trung bình chứa khoảng 4 miligam beta-carotene.
Beta-carotene là một chất nằm trong nhóm carotenoid. Chính chất carotenoid đã tạo ra màu vàng đặc trưng của cà rốt. Nghiên cứu đăng trên chuyên san Nutrition, Metabolism & Cardiovascular Diseases phát hiện nồng độ cao chất carotenoid trong máu sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở nam giới và phụ nữ.
Chất xơ trong cà rốt có tác dụng làm chậm quá trình hấp thụ đường của cơ thể, đồng thời kích thích lợi khuẩn trong ruột phát triển. Một trong những loại chất xơ rất có lợi trong cà rốt là pectin.
Nghiên cứu trên chuyên san Carbohydrate Polymers cho thấy pectin có tác dụng hỗ trợ kiểm soát đường huyết ở người bị tiểu đường loại 1 và loại 2. Đồng thời, chất xơ pectin còn ngăn ngừa nguy cơ tuyến tụy bị tổn thương do ô xy hóa ở bệnh nhân tiểu đường.
Hỗ trợ sức khoẻ tim mạch
Cà rốt đem đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe tim mạch.
Ăn cà rốt đã được chứng minh là làm giảm mức cholesterol lên đến 44% và chất béo trung tính lên đến 40% trong một nghiên cứu trên động vật. Điều này cực kỳ quan trọng vì mức cholesterol cao thường dẫn đến tích tụ chất béo trong mạch máu của bạn và những chất lắng đọng này có thể vỡ ra và hình thành các cục máu đông gây ra các cơn đau tim hoặc đột quỵ.
Trong khi đó, chất béo trung tính cao có nghĩa là bạn có lượng chất béo cao trong máu. Điều này có liên quan đến việc mắc bệnh béo phì, bệnh tiểu đường không kiểm soát được và nhiều mối lo ngại lớn hơn về sức khỏe.
Làm chậm lão hoá tế bào và da
Cà rốt rất giàu beta-carotene, khi bạn sử dụng sẽ được chuyển hóa thành vitamin A. Vitamin A hoạt động như một chất chống oxy hóa cực kỳ mạnh mẽ trong cơ thể bạn, làm chậm quá trình lão hóa tế bào bằng cách bảo vệ chống lại sự phân hủy collagen.
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng vitamin A thậm chí còn thúc đẩy quá trình tái tạo da. Đặc biệt, các loại thực phẩm giàu beta-carotene giúp tăng cường sức khỏe làn da bằng cách cung cấp khả năng bảo vệ chống lại tác hại của tia cực tím, tác nhân gây lão hóa da.
Hỗ trợ giảm cân
Ít calo và là một nguồn chất xơ tốt, nghiên cứu cho thấy rằng chế độ ăn bao gồm nhiều loại rau củ củ như cà rốt sẽ giúp tăng cảm giác no và giảm lượng calo trong các bữa ăn tiếp theo giúp bạn đạt được mục tiêu kiểm soát cân nặng. Do đó, cà rốt là một lựa chọn hữu ích cho chế độ ăn kiêng giảm cân hiệu quả.
Hỗ trợ sức khoẻ đường ruột
Một nghiên cứu ở những phụ nữ trẻ ăn đủ cà rốt để cung cấp 15g chất xơ mỗi ngày trong khoảng thời gian 3 tuần đã báo cáo rằng chất xơ có khả năng lên men cao.
Hơn nữa, các nghiên cứu xác nhận loại rau này có vai trò tiền sinh học, có nghĩa là chất xơ là nguồn cung cấp nhiên liệu tốt cho các vi khuẩn có lợi cư trú trong ruột. Nhiều vi khuẩn đường ruột sản sinh ra các acid béo chuỗi ngắn có lợi không chỉ cho đường ruột mà còn cho sức khỏe tổng thể của chúng ta.
Tăng cường khả năng miễn dịch
Theo một nghiên cứu, nồng độ Carotenoid trong huyết tương tăng lên có thể tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể, từ đó nâng cao mức độ miễn dịch của họ.
Nhờ đặc tính tăng cường miễn dịch, nước ép cà rốt cũng có thể chống lại nhiễm trùng. Những đặc tính này có thể là do Beta-carotene, chất được chuyển hóa thành Vitamin A trong cơ thể tạo nên.