Home Sức khỏe Ăn cháo ấm bụng nhưng những người này cần đặc biệt lưu ý khi ăn

Ăn cháo ấm bụng nhưng những người này cần đặc biệt lưu ý khi ăn

by cataiphat
Ăn cháo ấm bụng nhưng những người này cần đặc biệt lưu ý khi ăn- Ảnh 1.


Mặc dù cháo là một trong những món ăn sáng được nhiều người yêu thích nhưng không phải ai ăn cũng tốt.

Ăn cháo ấm bụng nhưng những người này cần đặc biệt lưu ý khi ăn- Ảnh 1.

Với tiết trời lạnh giá như này thì ăn bát cháo vào buổi sáng rất hợp lý vì giúp làm ấm bụng, ấm cơ thể. Nhiều người cho rằng ăn cháo giúp chống rét, giảm nguy cơ bị cảm lạnh hay nếu cổ họng có khó chịu một chút thì ăn một bát cháo sẽ làm ấm họng. Người chán ăn, nhạt miệng, ăn một bát cháo loãng nhỏ cũng bổ sung dinh dưỡng và kích thích cảm giác thèm ăn.

Tuy nhiên có một số người không nên ăn cháo trong thời gian dài hay ăn vào bữa sáng, vì thế khi ăn cháo cần nhớ kỹ những lưu ý này.

Người bệnh dạ dày nên ăn cháo từ từ

Có nhiều bệnh nhân mắc bệnh dạ dày cảm thấy ấm bụng, dễ chịu sau khi ăn cháo loãng nên dùng hàng ngày và họ cho rằng rất bổ dưỡng cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu ăn cháo loãng trong thời gian dài mà không chú ý đến chế độ ăn uống sẽ dễ dẫn đến tình trạng không đủ dinh dưỡng.

Bên cạnh đó, vì cháo không phải nhai chậm nên không thúc đẩy quá trình bài tiết của tuyến nước bọt trong miệng có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa. Vì cháo có hàm lượng nước cao, sau khi đi vào dạ dày sẽ khiến dạ dày vận động chậm, cũng không có lợi cho tiêu hóa.

Vậy nên bệnh nhân có vấn đề về dạ dày nên lựa chọn chế độ ăn dễ tiêu hóa và hấp thụ, nhai chậm để thúc đẩy quá trình tiêu hóa thay vì ăn cháo thường xuyên.

Bệnh nhân tiểu đường nên ăn cháo điều độ

Cháo rất dễ tiêu hóa và hấp thụ nhưng là “con dao hai lưỡi”. Cháo rất dễ được cơ thể hấp thụ trong thời gian ngắn, dẫn đến nâng đường huyết càng mạnh, không có lợi cho việc kiểm soát đường huyết. Bên cạnh đó, cháo có đặc tính tiêu hóa nhanh nên bệnh nhân tiểu đường thường nhanh đói, dễ khiến người bệnh muốn ăn ngay sau đó.

Tuy nhiên, miễn là các nguyên liệu nấu cháo được kết hợp phù hợp. Khi nấu cháo, bạn có thể thêm một số nguyên liệu có chỉ số đường huyết thấp như yến mạch, lúa mạch, gạo lứt, đậu xanh, đậu lăng khô… không những có thể làm chậm phản ứng đường huyết sau bữa ăn mà còn bổ sung đủ chất xơ và các chất dinh dưỡng khác để kiểm soát tốt hơn lượng thức ăn đưa vào cơ thể.

Mặc dù vậy, bệnh nhân tiểu đường nên ăn một ít thức ăn chính trước khi ăn cháo hoặc ăn chung với các món rau, thịt, thức ăn đa dạng phong phú thì chỉ số đường huyết toàn diện sẽ giảm xuống. Bên cạnh đó, lượng đường trong máu của con người thường cao vào buổi sáng và có xu hướng ổn định vào buổi trưa và buổi chiều. Vì vậy, tốt hơn nên ăn cháo vào bữa trưa hoặc bữa tối.

Người bệnh gút tránh ăn cháo ninh xương

Cháo nấu với nước hầm xương tuy có hương vị thơm ngon nhưng hàm lượng purin trong canh xương khá cao. Nếu bạn có triệu chứng bệnh gút thì món cháo này không phù hợp, không nên ăn quá nhiều dễ làm bệnh thêm trầm trọng.

Trẻ em không nên ăn cháo dài ngày

Đối với trẻ đang trong giai đoạn tăng trưởng và phát triển, cơ thể có nhu cầu cao hơn về chất đạm chất lượng cao. Thường xuyên cho trẻ ăn cháo có thể làm chậm sự phát triển và tăng trưởng lành mạnh của cơ thể trẻ vì cháo có thành phần dinh dưỡng không cao.

Bên cạnh đó, nhiều cha mẹ có thói quen ninh xương lợn, xương gà,… lấy nước để nấu cháo vì nghĩ rằng sẽ tăng thêm chất và bổ sung canxi cho con. Tuy nhiên, trong nước xương chứa rất ít đạm, chỉ đáp ứng được 1/30 nhu cầu đạm mỗi ngày của trẻ.

Canxi trong nước xương hầm cũng thấp, chỉ đáp ứng 1/10 nhu cầu canxi của trẻ. Tỉ lệ canxi – phốt pho trong nước xương không cân đối, canxi cao nhưng phốt pho thấp nên nếu trẻ ăn cháo nấu từ nước dùng này sẽ khiến cơ thể phải lấy phốt pho từ xương, dẫn đến việc trẻ dễ bị còi xương thứ phát.

Related Posts

Leave a Comment