Home Sức khỏe Uống trà có lợi hay có hại cho xương?

Uống trà có lợi hay có hại cho xương?

by cataiphat
Uống trà có lợi hay có hại cho xương?- Ảnh 1.


Một số loại đồ uống chứa caffeine (chất có trong trà và cà phê) không tốt cho sức khỏe của xương. Đối với những người thích thưởng trà, liệu có nên từ bỏ thức uống này để bảo vệ xương? Dưới đây là những gì các nhà nghiên cứu nói.

Ăn nhiều thực phẩm giàu canxi và tập thể dục cũng như tránh đồ uống có chứa caffeine (chất có trong trà và cà phê) là những khuyến nghị thông thường để giữ sức khỏe của xương. Nhưng nếu bạn là người yêu trà và muốn xương chắc khỏe, thì dữ liệu mới được công bố trên tạp chí Frontiers in Nutrition có thể mang lại cho bạn sự yên tâm nhất định.

Trà có hại cho xương không?

Mặc dù một số nghiên cứu đã phát hiện caffeine không phải là người bạn tốt nhất của cơ thể khi nói đến sức khỏe xương, nhưng bằng chứng cho thấy lợi ích của các hợp chất hoạt tính sinh học khác trong trà lại lớn hơn hàm lượng caffeine.

Các nghiên cứu quan sát đã chỉ ra rằng việc uống trà không góp phần làm mất canxi hoặc giảm mật độ xương.

Theo các nhà nghiên cứu, lợi ích chống viêm từ trà có tác dụng tích cực trong hỗ trợ sức khỏe xương.

Uống trà có lợi hay có hại cho xương?- Ảnh 1.

Ảnh: GETTY IMAGES/ SORBETTO

Một số nghiên cứu khác cho biết đối với phụ nữ sau mãn kinh, các hợp chất thực vật có trong trà như trà xanh, có thể hoạt động giống estrogen, giúp duy trì sức khỏe của xương sau khi lượng estrogen hỗ trợ xương giảm tự nhiên xảy ra trong thời kỳ mãn kinh.

Ví dụ, một nghiên cứu từ năm 2022 đối với 3.530 phụ nữ hậu mãn kinh cho thấy những người uống 1–3 tách trà xanh mỗi ngày có tỷ lệ thiếu xương và loãng xương thấp hơn đáng kể so với những người không uống hoặc uống ít hơn một cốc mỗi ngày.

Thử nghiệm lợi ích của trà trong tăng cường sức khỏe xương

Các nhà nghiên cứu ở Trung Quốc đã thực hiện phân tích ngẫu nhiên Mendel bằng cách sử dụng các biến thể di truyền để đưa ra kết luận và kiểm soát các biến số có thể ảnh hưởng đến kết quả.

Kết quả cho thấy những người hay uống trà có khả năng tăng tổng mật độ khoáng xương cao hơn. Điều này đáng chú ý nhất ở những người tham gia có độ tuổi từ 45 đến 60. Mật độ khoáng của xương là dấu hiệu đánh giá sức mạnh của xương và sức khỏe tổng thể của xương. Mật độ xương cao có thể làm giảm nguy cơ gãy xương, đặc biệt ở người lớn tuổi.

Các nhà khoa học nói rằng nghiên cứu này đã bác bỏ quan niệm sai lầm rằng uống trà dẫn đến loãng xương.

Uống trà có lợi hay có hại cho xương?- Ảnh 2.

Ảnh: Freepik

Bà Melissa Mitri, chuyên gia dinh dưỡng tại Mỹ, cho biết: “Mặc dù nghiên cứu này cho thấy những kết quả đầy hứa hẹn về lợi ích của việc uống trà đối với khối lượng xương, nhưng nó chỉ được thực hiện đối với người dân châu Âu. Do đó, vẫn cần nghiên cứu thêm để xác nhận xem liệu những lợi ích này có đúng với dân số toàn cầu hay không.”

Trong khi đó, theo chuyên gia dinh dưỡng Alyssa Smolen, uống trà được coi là thói quen lành mạnh và thường không gây ra mối đe dọa nào cho sức khỏe. Nhưng kết quả của nghiên cứu trên chỉ mới xác nhận lợi ích của trà đối với người lớn tuổi.

Những cách khác để hỗ trợ sức khỏe xương

Ăn mận

Nghiên cứu đã chỉ ra ăn khoảng 50 gram mận khô mỗi ngày có thể giúp duy trì mật độ khoáng xương hông ở phụ nữ sau mãn kinh. Điều này nhờ đặc tính chống viêm, các hợp chất phenolic và các vi chất dinh dưỡng có trong mận.

Uống trà có lợi hay có hại cho xương?- Ảnh 3.

Ảnh: yourhealth.net.au

Tập thể dục

Các bài tập có tác động mạnh như chạy, nhảy dây hoặc plyometrics kích thích các tế bào tạo xương tăng mật độ xương theo thời gian. Quá trình này giúp giảm nguy cơ loãng xương và gãy xương.

Uống sữa

Sữa được công nhận rộng rãi với vai trò quan trọng đối với sức khỏe của xương, chủ yếu là do hàm lượng canxi và vitamin D phong phú. Những chất dinh dưỡng này rất cần thiết để xây dựng và duy trì xương chắc khỏe, giúp ngăn ngừa các bệnh như loãng xương. Protein trong sữa cũng góp phần tăng cường sức mạnh của xương.

Hạn chế rượu và tránh hút thuốc lá

Uống quá nhiều rượu sẽ cản trở sự cân bằng canxi trong cơ thể, trong khi hút thuốc đã được chứng minh là làm giảm lưu lượng máu đến xương, ảnh hưởng đến việc cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cấu trúc xương.

Related Posts

Leave a Comment