Loại quả này giàu chất chống oxy hóa, chất xơ và có chỉ số đường huyết thấp, mang đến nhiều lợi ích cho người bệnh tiểu đường nói riêng và sức khỏe tổng thể nói chung.
Được coi là “thuốc hạ đường huyết tự nhiên”, rất tốt cho người tiểu đường
Quả mận có vị ngọt thanh, hơi chua, mọng nước, lớp vỏ mỏng và được phủ bởi lớp cám trắng. Ở Việt Nam, mận hậu chủ yếu được trồng ở các tỉnh phía Bắc, vì vậy còn được gọi là mận Bắc. Mùa mận hậu bắt đầu từ tháng 3 và đạt đỉnh vào cuối tháng 5, đầu tháng 6.
Khoa học hiện đại đã chỉ ra, với khoảng 16 g đường trên 100 g, mận thuộc nhóm thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, không làm tăng đường huyết. Hàm lượng kali trong mận hỗ trợ kiểm soát huyết áp bằng cách loại bỏ natri qua đường tiểu, giảm căng thẳng thành mạch máu và hạn chế nguy cơ biến chứng từ tiểu đường.
Vitamin C trong mận giúp tăng cường hệ miễn dịch cho người tiểu đường. Hầu hết các loại mận đều giàu chất chống oxy hóa như vitamin C và beta-caroten (tiền chất của vitamin A). Đặc biệt, mận đỏ và tím như mận hậu còn chứa anthocyanin và phytochemical, các chất chống oxy hóa này giúp kiểm soát triệu chứng của bệnh tiểu đường type 2, bảo vệ cơ thể khỏi tổn thương tế bào và mô, từ đó ngăn ngừa các bệnh như tiểu đường, Alzheimer, Parkinson và ung thư.
Mận cũng là nguồn cung cấp chất xơ phong phú, ít đường. Khoảng 100 g mận có thể cung cấp khoảng 8% nhu cầu chất xơ hàng ngày, giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và ngăn ngừa tăng đột biến đường huyết. Ngoài ra, mận còn chứa nhiều prebiotic, loại chất xơ thực vật nuôi dưỡng vi khuẩn có lợi trong ruột, giúp duy trì đường ruột ổn định và cân bằng, đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa và cải thiện bệnh tiểu đường. Ăn mận thường xuyên có thể thúc đẩy cơ thể sản xuất adiponectin, hormone giúp điều chỉnh lượng đường trong máu.
Chất chống oxy hóa trong mận giúp giảm lo lắng và duy trì mức đường huyết ổn định. Phytochemical và dưỡng chất trong mận còn giúp giảm viêm, tình trạng thường gặp ở người bệnh tiểu đường.
Theo Đông y, quả mận được xem là một trong những loại quả hàng đầu giúp kiểm soát đường huyết. Cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh, nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội, khuyên rằng bệnh nhân tiểu đường và người có đường huyết cao nên sử dụng mận theo phương pháp sau để kiểm soát đường huyết hiệu quả:
– Sử dụng 500 gram mận tươi, chọn quả vẫn còn hơi xanh, chưa chín đỏ.
– Rửa sạch, bỏ hạt, ép lấy nước.
– Chia đều nước ép mận thành 3 phần và uống hết trong ngày.
Lợi ích khác của quả mận đối với sức khỏe
Giảm sự hấp thụ cholesterol, tốt cho tim mạch
Vitamin C trong mận giúp ngăn ngừa cholesterol bị oxy hóa trong động mạch, đào thải cholesterol xấu ra khỏi cơ thể, từ đó ngăn ngừa bệnh xơ vữa động mạch, viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp và hen suyễn. Thành phần giàu kali của mận cũng giúp điều chỉnh huyết áp và giảm nguy cơ đột quỵ.
Mận khô thúc đẩy sức khỏe xương khớp
Mận khô có lợi cho sức khỏe xương khớp, giúp giảm tình trạng loãng xương. Các chuyên gia cho rằng, hàm lượng chất chống oxy hóa và khả năng kháng viêm trong mận khô đóng vai trò quan trọng. Nghiên cứu cho thấy, ăn mận khô làm tăng nồng độ hormone hình thành xương. Mận khô cũng chứa các vitamin và khoáng chất bảo vệ xương như vitamin K, phốt pho, magiê và kali.
Giàu chất chống oxy hóa
Mận chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp giảm viêm và bảo vệ tế bào khỏi tổn thương. Chúng đặc biệt giàu polyphenol, có tác dụng tích cực đến sức khỏe xương khớp và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường. Polyphenol trong mận và mận khô đã được chứng minh có khả năng kháng viêm mạnh mẽ, giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào.
Mận giàu dinh dưỡng
Mận tươi và mận khô đều có hàm lượng dinh dưỡng cao, chứa hơn 15 loại vitamin và khoáng chất khác nhau. Mặc dù ít calo, chúng lại giàu chất xơ, chất chống oxy hóa và các vitamin quan trọng. Mỗi quả mận cung cấp khoảng 30 calo, 8g carbohydrate, 5% nhu cầu vitamin A, 10% vitamin C và 5% vitamin K hàng ngày. Vitamin A bảo vệ mắt và giảm nguy cơ ung thư, vitamin C tốt cho da, và vitamin K hỗ trợ sức khỏe xương khớp cùng quá trình cầm máu.
Giảm táo bón
Mận khô và nước ép mận nổi tiếng với khả năng giảm táo bón nhờ vào lượng chất xơ cao. Một quả mận khô cung cấp khoảng 1g chất xơ, chủ yếu là chất xơ không hòa tan, giúp tăng cường tiêu hóa và bài tiết. Sorbitol trong mận khô cũng có tác dụng nhuận tràng tự nhiên, hiệu quả hơn nhiều loại thuốc nhuận tràng khác như psyllium.
Tăng cường sự hấp thụ chất sắt
Hàm lượng vitamin C cao trong mận giúp cơ thể hấp thu chất sắt hiệu quả hơn, tăng khả năng chống lại bệnh tật và nhiễm trùng.
Lượng mận nên ăn mỗi ngày là bao nhiêu?
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, dù yêu thích quả mận, mỗi ngày bạn chỉ nên ăn tối đa 10 quả để tránh các vấn đề sức khỏe như hại thận, nóng trong, gây mụn nhọt, hại dạ dày và men răng.
Trước khi ăn, nên ngâm mận trong nước muối pha loãng để đảm bảo an toàn.
Phụ nữ mang thai có thân nhiệt cao hơn bình thường không nên ăn nhiều mận để tránh nguy cơ phát ban, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Người bị bệnh tiểu đường nên tránh ăn mận đã chín vì hàm lượng đường cao trong mận có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tình trạng bệnh.
(Tổng hợp)