Home Sức khỏe Việt Nam có 1 loại củ là “thuốc trường thọ”, tốt ngang “insulin tự nhiên”: Giúp hạ đường huyết, dưỡng thận, bổ máu cực hiệu quả

Việt Nam có 1 loại củ là “thuốc trường thọ”, tốt ngang “insulin tự nhiên”: Giúp hạ đường huyết, dưỡng thận, bổ máu cực hiệu quả

by cataiphat
Việt Nam có 1 loại củ là


Đây là thực phẩm quen thuộc trong bữa cơm hàng ngày của người Việt nhưng ít người biết đến những công dụng tuyệt vời của nó.

Khoai sọ là một loại rau củ quen thuộc trong bếp của nhiều gia đình Việt Nam. Chúng thường mọc dại và được trồng ở một số vùng nông thôn để lấy củ ăn. Không cho chứa hàm lượng lớn xơ và tinh bột, khoai sọ còn chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như protein, chất béo, canxi, sắt, mangan, vitamin C, vitamin E,…Dưới đây là những công dụng tuyệt vời mà khoai sọ mang lại cho sức khỏe của chúng ta:

1. Hạ đường huyết

Mặc dù củ khoai sọ chứa lượng tinh bột tương đối cao nhưng nó chứa 2 loại carbohydrate là chất xơ và tinh bột kháng có lợi cho việc kiểm soát đường huyết.

Cụ thể, chất xơ giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thụ các loại carbs khác, ngăn ngừa đường huyết tăng vọt sau bữa ăn. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chế độ ăn giàu chất xơ – 42 gram mỗi ngày – có thể giảm lượng đường huyết khoảng 10 mg/dl ở những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.

Việt Nam có 1 loại củ là

Các nghiên cứu cũng đã phát hiện ra rằng khoảng 12% tinh bột trong củ khoai sọ nấu chín là tinh bột kháng, con người không thể tiêu hóa, do đó không làm tăng đường huyết nên người bệnh tiểu đường vẫn có thể tiêu thụ loại thực phẩm này. Tinh bột kháng giúp tăng độ nhạy của insulin, thúc đẩy quá trình chuyển hoá glucose hiệu quả.

Dẫu vậy, bệnh nhân tiểu đường vẫn cần chú ý kiểm soát lượng khoai sọ nạp vào cơ thể. Đồng thời, nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ trước khi ăn loại khoai này để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

2. Tốt cho tim mạch

Lượng chất xơ và tinh bột kháng có trong khoai sọ không chỉ giúp kiểm soát đường huyết mà còn có tác dụng tăng cường sức khỏe tim mạch, giúp ngăn ngừa các biến chứng tim mạch do tiểu đường gây ra. Hàm lượng chất xơ chứa trong loại củ này giúp giảm cholesterol – một yếu tố dẫn đến bệnh tim mạch, mạch vành. Nhờ đó, thành mạch máu sẽ không bị xơ vữa, tắc nghẽn nên trái tim sẽ luôn hoạt động khỏe mạnh.

Ngoài ra, khoai sọ còn là nguồn cung cấp kali, từ đó có thể kiểm soát, làm giảm huyết áp, góp phần ổn định nhịp tim và giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh mạn tính hiệu quả.

3. Tốt cho thận

Không chỉ có chất xơ, hàm lượng vitamin và photo trong khoai sọ cũng rất dồi dào, có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh viêm thận. Các chuyên gia khuyên những người mắc bệnh này nên thêm khoai sọ vào chế độ dinh dưỡng của mình nhưng nên nêm gia vị nhạt hơn so với bình thường để hỗ trợ điều trị bệnh.

4. Ngăn ngừa ung thư

Theo nghiên cứu, hàm lượng lớn vitamin C có trong khoai sọ là chất chống oxy hóa, có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của gốc tự do. Đặc biệt khoai sọ còn chứa cryptoxanthin – một chất chống oxy hóa mạnh mẽ thuộc nhóm carotenoid giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh ung thư phổ, ung thư vòm họng. Bên cạnh đó, polyphenol chính được tìm thấy trong củ khoai sọ là quercetin cũng giúp ngăn ngừa ung thư hiệu quả. Theo các nghiên cứu trên động vật và ống nghiệm, chất quercetin có thể gây chết tế bào ung thư và làm chậm sự phát triển của một số loại ung thư.

photo-1719743148994

5. Tăng lưu thông máu

Khoai sọ là loại thực phẩm chứa nhiều sắt và đồng – những khoáng chất cần thiết cho quá trình tái tạo máu. Bên cạnh việc tăng cường lưu thông máu, chúng còn đẩy mạnh tốc độ trao đổi chất trong cơ thể. Nếu bạn thường xuyên mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu, hoa mắt khi đứng dậy,…, hãy thêm khoai sọ vào bữa ăn nhé. Thành phần sắt có trong loại củ này sẽ thúc đẩy quá trình tái tạo hồng cầu, từ đó ngừa bệnh thiếu máu và tăng cường tuần hoàn.

6. Tốt cho đường ruột

Cải thiện hệ tiêu hóa là lợi ích của khoai sọ mà bạn không nên bỏ qua, nhất là đối với những người đang bị táo bón, khó tiêu hay đầy hơn. Theo các nghiên cứu, vì khoai sọ chứa nhiều chất xơ và tinh bột kháng nên có lợi cho sức khỏe đường ruột. Tại ruột già, chúng trở thành nguồn thức ăn cho các vi khuẩn có lợi, tạo ra các axit béo chuỗi ngắn giúp nuôi dưỡng các tế bào lót đường ruột. Nhờ đó, giúp tăng cường sức khỏe đường ruột, hạn chế nguy cơ mắc các bệnh lý đường ruột như viêm loét đại tràng, ung thư đại tràng.

(Tổng hợp)

Related Posts

Leave a Comment