Thường xuyên ăn 4 loại thực phẩm này không những giúp làm trẻ mạch máu mà còn phòng ngừa được nhiều nguy cơ bệnh tật khác.
Lão hóa mạch máu đề cập đến quá trình thay đổi thoái hóa cấu trúc và chức năng mạch máu khi tuổi tác tăng lên hoặc bị ảnh hưởng bởi các thói quen xấu hàng ngày.
Thông thường khi duy trì thói quen sinh hoạt tốt và trẻ tuổi, thành mạch máu mịn màng và đàn hồi, máu lưu thông không bị cản trở, trạng thái khỏe mạnh.
Tuy nhiên, khi tuổi tác tăng lên và bị ảnh hưởng bởi các yếu tố do những thói quen xấu như hút thuốc, nghiện rượu, chế độ ăn nhiều muối và nhiều chất béo, lười tập thể dục,… mạch máu có thể bị “lão hoá”.
Khi mạch máu “suy yếu”, cơ thể có thể gặp nhiều tình trạng như cao huyết áp, lượng đường trong máu cao và các bệnh về huyết áp cao như mỡ máu và axit uric cao. Những bệnh này sẽ phá hủy nội mô mạch máu và tạo ra các mảng xơ vữa động mạch, làm suy yếu lưu lượng máu và khiến các cơ quan khác nhau rơi vào tình trạng thiếu máu cục bộ mãn tính. Chúng có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như đột quỵ, nhồi máu cơ tim cấp tính, suy thận và động mạch chi dưới tắc nghẽn.
4 loại thực phẩm giúp “làm trẻ” mạch máu
– Rau xanh
Rau xanh chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa, giúp chống lại bệnh tật. Đặc biệt, các loại rau xanh rất giàu vitamin C và flavonoid, có thể làm mềm mạch máu và tăng cường độ đàn hồi của mạch máu.
Theo một nghiên cứu được công bố trên “Tạp chí Dinh dưỡng Anh”, phụ nữ lớn tuổi ăn nhiều rau xanh họ cải như bông cải xanh, cải Brussels và bắp cải sẽ ít bị tổn thương mạch máu nghiêm trọng hơn.
– Cá
Cá là thực phẩm cung cấp cho cơ thể một lượng lớn axit béo omega-3. Đây là một loại axit béo không bão hòa có khả năng làm giảm tình trạng viêm xảy ra trong toàn bộ cơ thể. Khi bị viêm, mạch máu có thể bị tổn thương và dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ tăng cao.
Omega 3 trong cá có thể bảo vệ mạch máu bằng cách giảm viêm
– Yến mạch
Yến mạch nguyên hạt giàu chất chống oxy hóa và các hợp chất thực vật có lợi được gọi là polyphenol. Đáng chú ý nhất là một nhóm chất chống oxy hóa độc đáo được gọi là avenanthramides, hầu như chỉ được tìm thấy trong yến mạch.
Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng avenanthramides có thể giúp giảm stress oxy hóa bằng cách tăng sản xuất khí oxit nitric. Phân tử khí này giúp làm giãn (mở rộng) mạch máu, điều này có thể dẫn đến lưu lượng máu tốt hơn. Ngoài ra, avenanthramides có tác dụng chống viêm – yếu tố có thể làm mạch máu bị tổn thương.
– Mộc nhĩ
Mộc nhĩ chứa nhiều chất chống oxy hoá, chất xơ cùng nhiều khoáng chất khác như canxi, sắt, phốt pho,… có thể bảo vệ gan, tốt cho hệ tiêu hoá, giảm hàm lượng cholesterol trong máu.
Ngoài ra, mộc nhĩ còn có thể làm giảm độ nhớt của máu và ngăn ngừa các bệnh như huyết khối não và bệnh Alzheimer.
Ngoài việc bổ sung 4 thực phẩm trên, bạn vẫn nên bổ sung các loại rau củ quả khác để làm đa dạng thực đơn và bổ sung đủ các chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó, bạn nên bỏ hút thuốc và hạn chế uống rượu, giảm hàm lượng muối trong bữa ăn, tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức khoẻ tổng thể và ngăn ngừa sự tắc nghẽn của mạch máu.
Đối với những bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp, mỡ máu cao thì nên điều trị bằng thuốc để kiểm soát huyết áp, lượng đường trong máu và lipid máu ở mức bình thường nhằm giảm tác hại do bệnh tim mạch gây ra, ngăn ngừa nguy cơ đau tim và đau tim, đột quỵ.
Những triệu chứng nào cho thấy sự khởi đầu của bệnh tim mạch?
1. Đau ngực, tức ngực, đánh trống ngực xảy ra khi vận động, gắng sức, hưng phấn, cảm lạnh, ăn nhiều, nghỉ ngơi sẽ thuyên giảm;
2. Đau đầu và đau răng sau khi tập thể dục;
3. Khi gối thấp, bạn cảm thấy tức ngực, ngột ngạt, cần phải nâng gối lên, ngồi dậy hoặc đứng dậy để xoa dịu;
4. Thường xuyên mệt mỏi và ho dai dẳng;
5. Mạch đập không đều, nhịp tim nhanh.
Nguồn: Sohu, Ảnh: Everydayhealth