Home Sức khỏe 6 thực phẩm nên ăn cả vỏ, nhiều người không biết mà bỏ đi cả “kho dinh dưỡng”

6 thực phẩm nên ăn cả vỏ, nhiều người không biết mà bỏ đi cả “kho dinh dưỡng”

by cataiphat
6 thực phẩm nên ăn cả vỏ, nhiều người không biết mà bỏ đi cả "kho dinh dưỡng" - Ảnh 1.


Những thực phẩm nên ăn cả vỏ này đặc biệt quen thuộc trong bữa cơm nhiều gia đình.

Nhiều người cho rằng gọt vỏ khi ăn sẽ sạch sẽ hơn nhưng nếu biết cách sơ chế rau củ quả đúng cách thì bạn hoàn toàn có thể tận dụng “vỏ” của các loại thực phẩm nên ăn cả vỏ dưới đây để nhận được thêm nhiều lợi ích sức khỏe.

6 thực phẩm nên ăn cả vỏ bao gồm:

Vỏ rau củ quả không chỉ là “rào cản” tự nhiên chống lại sự xâm nhập từ bên ngoài mà còn là nơi tập trung nhiều chất dinh dưỡng, chẳng hạn như chất xơ, khoáng chất và chất chống oxy hóa như vitamin C, anthocyanin, flavonoid và các polyphenol. Những thực phẩm này có thể kể đến như:

1. Cà chua

Lycopene có nhiều trong vỏ cà chua với hàm lượng cao gấp 3 lần so với thịt cà chua. Từ lâu, hợp chất lycopene đã được chứng minh là một trong những chất tự nhiên có khả năng chống oxy hóa mạnh nhất và có thể ngăn ngừa bệnh tim mạch, ung thư như ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú.

6 thực phẩm nên ăn cả vỏ, nhiều người không biết mà bỏ đi cả "kho dinh dưỡng" - Ảnh 1.

Ảnh: Zero-Waste Chef

Ngoài ra, vỏ cà chua cũng chứa một lượng chất chống oxy hóa tuyệt vời khác là flavonoid, axit phenolic và axit ascorbic cùng kẽm, canxi, selen, mangan và đồng tốt cho da, giúp làn da tươi trẻ và đàn hồi hơn; tốt cho sức khỏe của mắt,…

2. Cà tím

Nhiều người băn khoăn vỏ cà tím có ăn được không? Câu trả lời là có, bạn hoàn toàn có thể ăn vỏ cà tím, thậm chí cơ thể sẽ rất “biết ơn” vì điều này. Vỏ cà tím chứa chất xơ, chất chống oxy hóa và các chất dinh dưỡng như kali và nasunin, đây là chất chống oxy hóa có thể giúp bảo vệ tế bào khỏi bị tổn thương do quá trình stress oxy hóa gây ra.

6 thực phẩm nên ăn cả vỏ, nhiều người không biết mà bỏ đi cả "kho dinh dưỡng" - Ảnh 2.

Ảnh: Chowhound

Đặc biệt, anthocyanin và resveratrol trong vỏ cà tím còn hỗ trợ hạ lipid máu, chống hình thành huyết khối và ngăn ngừa tình trạng xơ cứng động mạch – tất cả đều là các yếu tố làm tăng nguy cơ xảy ra các biến cố tim mạch như cục máu đông, đột quỵ,…

3. Táo

Vỏ táo đặc biệt giàu chất chống oxy hóa gọi là polyphenol và flavonoid giúp chống lại các gốc tự do gây hại, trì hoãn lão hóa và ngăn ngừa các bệnh lý về tim mạch và bệnh mạch máu não. Đặc biệt đối với người trung niên và người già, nó còn có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính khác nhau.

6 thực phẩm nên ăn cả vỏ, nhiều người không biết mà bỏ đi cả "kho dinh dưỡng" - Ảnh 3.

Ảnh: Food.com

Vỏ táo còn là nguồn cung cấp chất xơ hòa tan và không hòa tan tốt. Chất xơ hòa tan có thể giúp hạ thấp mức cholesterol, điều chỉnh lượng đường trong máu và cải thiện sức khỏe đường ruột. Mặt khác, chất xơ không hòa tan có thể thúc đẩy tiêu hóa khỏe mạnh và ngăn ngừa táo bón.

4. Nho

Vỏ nho được mệnh danh là “trợ thủ đắc lực” trong việc ngăn ngừa chứng xơ cứng động mạch nhờ hàm lượng cao chất chống oxy hóa anthocyanin có tác dụng lên lipid máu, loại bỏ dấu hiệu viêm trong máu và chống lại sự hình thành các khối u.

6 thực phẩm nên ăn cả vỏ, nhiều người không biết mà bỏ đi cả "kho dinh dưỡng" - Ảnh 4.

Ảnh: Healthshots

Không chỉ giàu anthocyanin, vỏ nho cũng giàu resveratrol có tác dụng tốt phòng tránh bệnh tim mạch, bệnh mạch máu não. Vỏ nho còn cung cấp chất xơ, hỗ trợ tiêu hóa và duy trì đường ruột khỏe mạnh.

5. Hạt lạc (đậu phộng)

Ăn lạc có nên bỏ vỏ không? Không. Theo quan điểm của y học cổ truyền, vỏ hạt lạc còn gọi là hóa sinh y là một loại “thuốc tốt”, trung tính, vị ngọt, hơi đắng, vào các kinh phế, tỳ, gan, có tác dụng bổ huyết, cầm máu, điều hòa lá lách và dạ dày. Trong đó, vỏ lạc có tác dụng cầm máu mạnh hơn nhân lạc 50 lần, có thể ứng dụng trong hỗ trợ chữa xuất huyết như xuất huyết do thiếu tiểu cầu ở bệnh sốt xuất huyết, xuất huyết nguyên phát hay thứ phát.

6 thực phẩm nên ăn cả vỏ, nhiều người không biết mà bỏ đi cả "kho dinh dưỡng" - Ảnh 5.

Ảnh: Feedipedia

Y học hiện đại cũng chỉ ra rằng, vỏ lụa của hạt lạc chứa các hoạt chất như resveratrol, tannin và proanthocyanidin có thể giúp cải thiện tình trạng thiếu các yếu tố đông máu, tăng cường chức năng co bóp của mao mạch và bảo vệ sức khỏe của niêm mạc dạ dày. Tùy nhiên, cần lưu ý những người có xu hướng đông máu cao hoặc độ nhớt của máu cao không nên ăn vỏ lạc để tránh làm tăng nguy cơ đông máu.

6. Bí đao

Vỏ bí đao rất giàu flavonoid thực vật, vitamin C và các thành phần khác có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, giúp cơ thể thải chất lỏng dư thừa, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, giảm sưng tấy và giải độc.

6 thực phẩm nên ăn cả vỏ, nhiều người không biết mà bỏ đi cả "kho dinh dưỡng" - Ảnh 6.

Ảnh: Etsy

Ngoài ra, hàm lượng chất xơ trong vỏ bí đao cũng hỗ trợ giảm quá trình tổng hợp lipid trong máu như cholesterol và chất béo trung tính, rất hữu ích trong việc ngăn ngừa huyết áp cao và bệnh tim mạch vành.

Ngày nay, nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu được sử dụng để rau quả cho sản lượng tốt hơn, không bị sâu bệnh và thu hoạch nhanh. Chính vì vậy mà việc rửa rau củ quả như thế nào để loại bỏ tồn dư của thuốc bảo vệ thực vật trước khi ăn được rất nhiều người quan tâm. Bạn có thể sử dụng nước muối, hỗn hợp nước muối hồng và baking soda, hỗn hợp muối nghệ, nước ngâm rửa thực phẩm enzyme,… để ngâm rửa rau củ quả trước khi ăn. Điều quan trọng là chọn mua thực phẩm ở những địa chỉ uy tín để giảm rủi ro dư lượng thuốc trừ sâu cao trên đó.

Nguồn: News QQ, Sohu

Related Posts

Leave a Comment