Home Sức khỏe 6 sai lầm khi sơ chế thực phẩm mở đường cho vi khuẩn, bệnh tật xâm nhập, chất dinh dưỡng “đổ sông đổ bể”

6 sai lầm khi sơ chế thực phẩm mở đường cho vi khuẩn, bệnh tật xâm nhập, chất dinh dưỡng “đổ sông đổ bể”

by cataiphat


Mặc dù là thao tác quen thuộc trong gian bếp nhưng không ít người người vẫn mắc sai lầm tai hại khi sơ chế thực phẩm.

Sơ chế thực phẩm là bước quan trọng trong chế biến món ăn. Trong quá trình này, có nhiều thói quen tưởng chừng vô hại lại không chỉ khiến thực phẩm mất đi lượng dinh dưỡng đáng kể mà còn mở đường cho vi khuẩn, bệnh tật xâm nhập.

Nếu bạn đang mắc phải dù chỉ 1 trong số 6 sai lầm khi sơ chế thực phẩm dưới đây thì nên sửa ngay:

1. Cắt rau rồi mới rửa

Nhiều người có thói quen cắt nhỏ rau củ rồi mới rửa để đảm bảo vệ sinh. Nhưng thực tế, vitamin trong rau củ bắt đầu mất đi ngay khi cắt, đặc biệt nếu cắt quá nhỏ hoặc băm nhuyễn.

6 sai lầm khi sơ chế thực phẩm mở đường cho vi khuẩn, bệnh tật xâm nhập, chất dinh dưỡng “đổ sông đổ bể”- Ảnh 1.

Nên rửa rau trước khi cắt nhỏ và chế biến ngay sau đó (Ảnh minh họa)

Rau củ chưa cắt giữ chất dinh dưỡng trong tế bào, việc rửa trực tiếp không làm mất đi vitamin. Tuy nhiên, khi cắt, các tế bào bị vỡ, vitamin bị oxy hóa và hòa tan vào nước, dễ bị cuốn trôi khi rửa. Lượng vitamin, đặc biệt là vitamin C, có thể hao hụt khoảng 20%, và con số này tăng khi rau củ được cắt nhỏ rồi ngâm lâu trong nước. Vì vậy, hãy rửa rau củ trước khi cắt và nấu ngay sau khi cắt để bảo vệ dinh dưỡng.

2. Dùng chung dao, thớt giữa thực phẩm sống và chín

Sử dụng cùng một thớt và dao cho thực phẩm sống và chín không chỉ làm tăng nguy cơ lây nhiễm chéo vi khuẩn mà còn dẫn đến oxy hóa thực phẩm đã nấu chín. Enzyme từ thực phẩm sống, đặc biệt là thịt cá, có thể phá hủy một phần các vitamin như B6 và B12 trong món ăn đã chín. Các chuyên gia khuyên dùng thớt riêng cho thực phẩm sống và chín. Dao cũng cần được rửa kỹ giữa các lần sử dụng.

3. Rã đông thịt bằng nước nóng

6 sai lầm khi sơ chế thực phẩm mở đường cho vi khuẩn, bệnh tật xâm nhập, chất dinh dưỡng “đổ sông đổ bể”- Ảnh 2.

Rã đông thịt bằng nước nóng là sai lầm khi sơ chế thực phẩm nhiều người mắc (Ảnh minh họa)

Rã đông bằng nước nóng là một sai lầm lớn nhưng nhiều người mắc khi sơ chế thực phẩm. Nghiên cứu từ Đại học Cornell (Mỹ) cho thấy cách này làm nhiệt độ bề mặt thịt tăng nhanh, khiến protein bị biến tính và mất đi độ dai ngon. Ngoài ra, các vitamin nhóm B dễ bị phá hủy hơn khi nhiệt độ tăng đột ngột. Thay vào đó, rã đông thịt trong ngăn mát tủ lạnh hoặc dùng nước lạnh trong túi zip kín vừa giữ được cấu trúc thịt vừa bảo toàn các dưỡng chất.

2. Rửa thịt gà sống dưới vòi nước chảy

Theo nghiên cứu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), rửa thịt gà sống dưới vòi nước không làm sạch vi khuẩn mà chỉ khiến chúng phát tán ra xung quanh bồn rửa và bề mặt nhà bếp. Thêm vào đó, hành động này làm trôi đi lớp nước tự nhiên trên bề mặt, khiến protein bề mặt dễ bị phân hủy hơn khi nấu.

Lời khuyên là dùng nước nóng chần qua một cách nhẹ nhàng, tránh bắn ra xung quanh. Với thịt gà sống được bọc/đóng kín mua từ siêu thị, bạn có thể nấu trực tiếp ở nhiệt độ cao để vừa loại bỏ vi khuẩn mà vẫn giữ lại lượng protein và dưỡng chất tối đa.

5. Rửa trứng rồi mới cất vào tủ lạnh

Hành động này tưởng sạch hóa ra vừa “bẩn” vừa gây hại. Trứng có lớp màng tự nhiên ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập. Rửa trứng phá hủy lớp bảo vệ này, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập qua vỏ và làm giảm chất lượng dinh dưỡng bên trong. Đặc biệt là nếu trứng còn ướt đã để vào tủ. Một nghiên cứu tại Nhật Bản cho thấy trứng bị rửa trước khi bảo quản mất đi 20% protein và các axit amin nếu để lâu.

6 sai lầm khi sơ chế thực phẩm mở đường cho vi khuẩn, bệnh tật xâm nhập, chất dinh dưỡng “đổ sông đổ bể”- Ảnh 3.

Không nên rửa trứng rồi mới cất trong tủ lạnh (Ảnh minh họa)

Lời khuyên là không nên rửa trứng mà lau với khăn khô hoặc giấy khô. Nếu chúng quá bẩn, lau nhẹ bằng khăn mềm ẩm rồi chờ khô hẳn mới để vào tủ lạnh.

6. Không rửa trái cây cần gọt vỏ

Nhiều người bỏ qua việc rửa trái cây cần gọt vỏ như táo, xoài hoặc dưa hấu vì nghĩ rằng vỏ bẩn sẽ bỏ đi, phần ruột vẫn an toàn. Nhưng thực tế là vi khuẩn và bụi bẩn từ vỏ dễ dàng lan sang cùi qua dụng cụ gọt, đặc biệt là khi dao chưa được rửa sạch. Điều này không chỉ gây mất vệ sinh mà còn làm giảm lượng chất chống oxy hóa trên bề mặt. Do đó, trái cây cần gọt vỏ vẫn nên được rửa kỹ dưới vòi nước chảy trước khi cắt.

Nguồn và ảnh: Good Morning Health, MSN

Related Posts

Leave a Comment