Nếu không muốn sớm mắc bệnh tiểu đường, hãy kiểm soát lượng ăn 5 loại trái cây được kể tên dưới đây nhé!
Trái cây luôn được xem là nguồn dinh dưỡng tự nhiên dồi dào, nhưng không phải loại nào cũng an toàn nếu bạn ăn quá nhiều. Một số loại quả dù ngon và bổ dưỡng nhưng lại chứa lượng đường cao đến mức gây bất lợi cho sức khỏe, đặc biệt là đối với người cần kiểm soát đường huyết.
Dưới đây là 5 loại trái cây quen thuộc dễ khiến bạn nhanh mắc tiểu đường cực nhanh nếu tiêu thụ quá mức:
1. Sầu riêng
Sầu riêng không chỉ nổi tiếng với mùi thơm đặc trưng mà còn bởi hàm lượng đường rất cao, chiếm khoảng 13 – 15%. Với mức calo lên tới 147 kcal/100g, đây là một trong số “thủ phạm” hàng đầu khiến lượng đường trong máu tăng nhanh.
Đặc biệt, người bị tiểu đường hoặc thừa cân cần hạn chế loại quả này vì chúng không chỉ gây tăng đường huyết mà còn dễ dẫn đến nóng trong, khô miệng hay táo bón nếu ăn quá nhiều.
2. Vải thiều
Vải thiều có độ ngọt đậm với hàm lượng đường dao động từ 16 – 20%. Dù giàu dinh dưỡng, nhưng ăn nhiều vải thiều có thể gây “bệnh vải thiều” – tình trạng hạ đường huyết do fructose không được chuyển hóa kịp thời.
Người bị tiểu đường cần đặc biệt cẩn thận với loại quả này. Trong khi người khỏe mạnh cũng chỉ nên ăn không quá 5 quả/lần để tránh chóng mặt, mệt mỏi. Ngoài ra không nên ăn khi bụng đói.
3. Xoài
Xoài, loại trái cây giàu vitamin A, C và chất xơ nhưng cũng nằm trong danh sách này, đặc biệt là xoài chín kỹ. Bởi vì hàm lượng đường cao từ 14 – 16% và còn tăng cao hơn với các giống xoài ngọt đã chín kỹ.
Những người bị tiểu đường hoặc cần kiểm soát cân nặng nên tránh ăn quá nhiều xoài. Hơn nữa, vỏ xoài có thể chứa chất urushiol dễ gây dị ứng, khiến một số người bị mẩn đỏ, sưng tấy môi. Do đó, bạn cần cẩn trọng khi tiêu thụ loại quả này.
4. Nhãn
Nhãn là loại quả được yêu thích nhờ vị ngọt thanh nhưng thực tế chúng lại chứa nhiều đường hơn chúng ta tưởng. Khoảng 13 – 15% đường. Dù có tác dụng bổ máu và an thần, nhãn không phải là lựa chọn phù hợp cho người có đường huyết cao. Ăn quá nhiều nhãn còn gây nóng trong, dễ sinh nhiệt, lở loét miệng, và làm tăng nguy cơ chảy máu cam.
5. Chuối chín kỹ
Chuối chín ngọt và giàu năng lượng, nhưng hàm lượng đường trong chuối khá cao, từ 12 – 16%. Chuối cũng chứa nhiều tinh bột, khi chín sẽ chuyển hóa thành đường nên chỉ số đường huyết của chuối càng chín thì càng cao. Đường trong chuối kết hợp với tinh bột cũng gây dao động đường huyết nhanh chóng sau khi ăn hơn bình thường. Tốt nhất nên kiểm soát lượng ăn và ăn khi chuối vừa chín tới.
Lưu ý khi ăn trái cây có chỉ số đường huyết cao:
Trái cây nhiều đường không phải là “kẻ thù” cần tránh hoàn toàn, nhưng chúng đòi hỏi sự tiêu thụ hợp lý. Đồng thời, người khỏe mạnh nên kết hợp các loại trái cây này với những loại ít đường hoặc ăn cùng thực phẩm giàu chất xơ. Việc này không chỉ làm chậm quá trình hấp thu đường mà còn đảm bảo cân bằng dinh dưỡng.
Đối với người mắc bệnh hoặc có nguy cơ tiểu đường, hãy ưu tiên chọn những loại trái cây có chỉ số đường huyết thấp và luôn theo dõi lượng tiêu thụ hằng ngày. Ngoài ra, với trái cây nói chung và trái cây nhiều đường nói riêng, ăn tươi sẽ giảm nguy cơ dao động đường huyết hơn so với dùng làm nước ép, sinh tố. Trái cây càng ngọt – đường huyết càng cao thì càng không nên ăn khi đói bụng hoặc gần giờ đi ngủ
Nguồn và ảnh: Sohu, Eat This