Bạn có thể phải chạy thận “suốt đời” nếu thường xuyên ăn các loại thực phẩm này.
Theo Tổ chức National Kidney Hoa Kỳ, 4 thực phẩm hại thận này cần được kiểm soát khi ăn, tránh tiêu thụ quá nhiều dẫn tới tổn thương suy giảm chức năng thận:
1. Thực phẩm chế biến sẵn
Một nghiên cứu năm 2022 cho thấy những người ăn nhiều thực phẩm chế biến có nguy cơ mắc bệnh thận cao hơn 24%. Những thực phẩm này được chế biến rất nhiều và chứa nhiều chất phụ gia nhân tạo, đường bổ sung, carbohydrate tinh chế, chất béo không lành mạnh và natri, nhưng lại ít chất xơ, protein và các chất dinh dưỡng thiết yếu nên rất không tốt cho sức khỏe cũng như làm tăng gánh nặng cho thận, lâu dài có thể dẫn tới suy thận.
Thay vào đó, hãy thử ăn nhiều thực phẩm nguyên chất hơn như trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt.
2. Ăn quá nhiều thịt
Protein là một phần quan trọng trong chế độ ăn uống của chúng ta. Nó có tác dụng là “nguyên liệu cần thiết” để xây dựng cơ bắp, chữa lành mô cơ, chống lại nhiễm trùng và duy trì sức khỏe. Lượng protein tiêu thụ mỗi ngày cần phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính và sức khỏe.
Trong đó, protein động vật từ thịt chứa tất cả các axit amin thiết yếu, nhưng một vài trong số đó có thể chứa nhiều chất béo không lành mạnh. Tiêu thụ quá nhiều thịt, chẳng hạn như thịt đỏ, làm tăng “khối lượng công việc” cho thận, suy giảm chức năng thận kéo dài và tăng nguy cơ bị bệnh thận mạn tính.
Ngoài ra, quá nhiều thịt khiến ure bị giải phóng vào máu nhiều hơn, nếu thận không lọc bỏ được gây lắng đọng ure dẫn tới tăng axit uric máu, hại thận hay bệnh gout,…
3. Nấm
Được mệnh danh là “thịt chay” tốt cho sức khỏe nhờ giàu vitamin và khoáng chất nhưng nấm cũng giàu kali. Ăn quá nhiều nấm trong thời gian dài gây ra “căng thẳng cực độ” cho thận. Đặc biệt là khi chế biến bằng cách thêm nhiều dầu mỡ, ớt cay nóng,…
Thừa kali gây ra bệnh gì? Quá nhiều kali có thể đe dọa tới sức khỏe, làm tăng kali máu gây ra các triệu chứng như yếu cơ, liệt cơ, đau mỏi các bắp chân, bắp tay, dị cảm, chuột rút, buồn nôn và nôn mửa; kèm theo đánh trống ngực, ngoại tâm thu, tụt huyết áp hay thậm chí là ngừng tim nếu không được chẩn đoán và can thiệp kịp thời.
Hơn nữa, tăng kali máu cũng là biểu hiện của tình trạng suy thận cấp hoặc bệnh thận mạn tính.
4. Hải sản
Hải sản luôn được coi là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt là cá và động vật có vỏ, rất giàu protein chất lượng cao, axit béo omega-3 và nhiều loại vitamin, khoáng chất. Tuy nhiên, hải sản, đặc biệt là các loại động vật có vỏ, mực, cá mòi … thực chất lại chứa rất nhiều purine.
Purine là một chất hóa học được tạo ra bởi sự phân chia tế bào trong cơ thể con người, trong điều kiện bình thường, purine được chuyển hóa ở thận và chuyển hóa thành axit uric rồi đào thải ra khỏi cơ thể.
Tuy nhiên với người có chức năng thận yếu hoặc hệ tiêu hóa, nội tiết kém thì khả năng bài tiết giảm, bao gồm cả chức năng thận suy giảm. Dẫn tới việc hấp thụ quá nhiều purine, gây dư thừa axit uric trong cơ thể, tăng thêm tổn thương cho thận như sỏi thận làm tắc nghẽn ống thận, nhiễm trùng thận, suy thận hay các bệnh khác do tăng axit uric trong thời gian dài gây ra.
Ngoài 4 thực phẩm kể trên thì những thực phẩm hại thận khác cần tránh là thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, nhiều đường bổ sung, nhiều muối, nhiều calo rỗng, nhiều kim loại nặng, dầu chiên đi chiên lại nhiều lần,…
Nguồn: Sohu, National Kidney Foundation