Nếu bạn đang mắc dù chỉ một trong số 4 sai lầm dưới đây khi chế biến, ăn nấm kim châm thì nên bỏ ngay nhé!
Nấm kim châm là thực phẩm giàu dinh dưỡng, cung cấp nhiều vitamin B, vitamin D, cùng với khoáng chất như kali, sắt và kẽm. Ngoài ra, nó còn chứa các polysaccharides và axit amin thiết yếu, giúp tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện sức khỏe tim mạch và hỗ trợ chức năng tiêu hóa. Chúng cũng có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa và hỗ trợ giảm cholesterol, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể.
Tuy nhiên, không phải ai cũng phù hợp để ăn hoặc ăn nhiều loại nấm này. Thậm chí nếu mắc một số sai lầm nhỏ khi chế biến, thưởng thức còn phí hoài dinh dưỡng và gây hại cho sức khỏe.
4 sai lầm khi ăn nấm kim châm giảm dinh dưỡng, gây hại sức khỏe
Ngâm nấm quá lâu
Nhiều người có thói quen ngâm nấm kim châm trong nước để làm sạch, nhưng đây là một sai lầm lớn. Nấm kim châm rất dễ hấp thụ nước và ngâm quá lâu sẽ làm giảm lượng dinh dưỡng có trong nấm, đặc biệt là các axit amin và polysaccharides hòa tan. Việc ngâm quá lâu không những làm nấm mất chất mà còn có thể khiến nấm hấp thụ các chất tạp từ nước, gây hại cho sức khỏe. Đặc biệt là nếu ngâm nấm qua đêm.
Ăn nấm sống hoặc nấu chín quá kỹ
Ăn nấm kim châm sống hoặc nấu quá kỹ đều không tốt cho sức khỏe. Nấm kim châm chứa chitin polysaccharide, một chất xơ không thể tiêu hóa hoàn toàn, nên ăn sống hoặc chưa chín kỹ sẽ khiến cơ thể khó hấp thụ dinh dưỡng. Ngoài ra, nấu nấm quá lâu ở nhiệt độ cao cũng làm giảm giá trị dinh dưỡng, đặc biệt là polysaccharides, khiến bạn không nhận được đầy đủ lợi ích từ nấm. Vì vậy, nên nấu nấm trong thời gian ngắn và đảm bảo nấm được nấu chín hoàn toàn nhưng không quá kỹ.
Không cắt bỏ phần gốc nấm
Không cắt bỏ phần gốc nấm kim châm có thể gây hại vì phần gốc nấm thường chứa nhiều tạp chất và có thể bị nhiễm bẩn trong quá trình trồng. Phần gốc này cũng khá dai, khó tiêu hóa, làm giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng từ nấm. Nếu không cắt bỏ, bạn có thể gặp khó khăn trong việc tiêu hóa và thậm chí bị đau bụng hoặc khó chịu. Vì vậy, để đảm bảo vệ sinh và tối ưu hóa giá trị dinh dưỡng, nên cắt bỏ phần gốc nấm trước khi chế biến.
Nấu cùng hoặc uống rượu khi ăn nấm
Khi ăn hay nấm kim châm cùng với rượu, cơ thể sẽ gặp một số vấn đề về tiêu hóa. Rượu có thể làm tăng khả năng khó tiêu các chất xơ có trong nấm, dẫn đến tình trạng đầy bụng và đau dạ dày. Điều này là do rượu làm giảm khả năng hoạt động của hệ tiêu hóa, gây cản trở quá trình hấp thụ dinh dưỡng. Ngoài ra, sự kết hợp này còn làm giảm hiệu quả hấp thụ vitamin và khoáng chất có trong nấm kim châm, khiến cơ thể không tận dụng được hết lợi ích dinh dưỡng từ loại thực phẩm này.
3 kiểu người không nên ăn nấm kim châm
Người có bệnh gan hoặc thận
Nấm kim châm chứa nhiều purine, một chất có thể chuyển hóa thành axit uric, làm tăng gánh nặng cho gan và thận. Vì vậy những người có gan, thận kém nên hạn chế ăn nấm kim châm. Những người đang điều trị bệnh gan, thận thì tốt nhất không nên ăn để tránh bệnh nặng thêm, xảy ra biến chứng. Nếu vẫn muốn ăn, hãy hỏi và làm theo hướng dẫn từ bác sĩ.
Người có vấn đề về dạ dày hoặc hệ tiêu hóa yếu
Người có vấn đề về dạ dày hoặc hệ tiêu hóa yếu không nên ăn hoặc chỉ ăn ít nấm kim châm. Bởi vì nó chứa nhiều chất xơ và chitin – là những chất khó tiêu hóa hoàn toàn, gây áp lực cho dạ dày rất lớn. Điều này có thể gây đầy hơi, khó tiêu hoặc kích ứng dạ dày, đặc biệt với những người bị viêm loét dạ dày hoặc trào ngược.
Người có cơ địa dị ứng
Bất cứ thực phẩm nào cũng có thể có người bị dị ứng khi ăn và nấm kim châm cũng không ngoại lệ. Những người dễ dị ứng với các loại nấm hay thực phẩm chứa polysaccharides như chitin nên tránh ăn nấm kim châm để tránh phản ứng dị ứng. Các triệu chứng có thể bao gồm ngứa, phát ban, sưng tấy hoặc khó thở…
Nguồn và ảnh: ETtoday, Eat This