Lá gan sẽ phải “khóc thét”, khó tránh khỏi kết cục bị bệnh, thậm chí ung thư nếu bạn ăn nhiều 4 loại hạt dưới đây trong thời gian dài.
Các loại hạt từ lâu đã được biết đến là thực phẩm tốt cho sức khỏe với nguồn dinh dưỡng dồi dào, chứa nhiều protein, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, nếu ăn sai loại hoặc không đúng cách, chúng có thể trở thành “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là với gan. Một số loại hạt không chỉ làm tăng gánh nặng cho gan mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư gan và các vấn đề sức khỏe khác. Vì vậy, hãy tránh xa hoặc hạn chế ăn 4 loại hạt sau đây:
1. Hạt bị nấm mốc hoặc nảy mầm
Đậu phộng, ngô, hạt điều hay nhiều loại hạt khác nếu bị nấm mốc hoặc nảy mầm trong điều kiện bảo quản không đúng cách đều có nguy cơ nhiễm aflatoxin. Đây là một chất độc gây tổn thương trực tiếp cho gan và được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp vào nhóm chất gây ung thư rất nguy hiểm.
Aflatoxin không bị phân hủy hoàn toàn ngay cả khi nấu ở nhiệt độ cao. Khi tiêu thụ lâu dài, aflatoxin có thể làm tổn thương tế bào gan, dẫn đến viêm gan mãn tính, xơ gan và ung thư gan. Những hạt bị mốc hoặc nảy mầm còn có thể chứa các enzyme gây rối loạn tiêu hóa và ảnh hưởng đến đường ruột. Nếu tiêu thụ lâu dài, chất độc này không chỉ làm tổn thương gan mà còn gây viêm nhiễm và làm suy giảm chức năng miễn dịch.
2. Hạt chế biến chứa nhiều dầu mỡ và đường
Các loại hạt chế biến sẵn như đậu phộng chiên giòn, hạt điều rang mật ong hay hạt bọc đường được nhiều người ưa chuộng vì hương vị thơm ngon. Tuy nhiên, chúng thường chứa lượng lớn dầu mỡ, đường, và chất bảo quản, khiến giá trị dinh dưỡng tự nhiên giảm đi đáng kể. Bạn nên ăn chúng điều độ để bảo vệ gan và sức khỏe tổng thể.
Khi tiêu thụ các loại hạt này, gan phải làm việc quá tải để chuyển hóa chất béo và đường dư thừa. Điều này dẫn đến gan nhiễm mỡ, viêm gan, và làm tăng nguy cơ xơ gan hoặc ung thư gan. Hàm lượng calo cao từ dầu mỡ và đường làm tăng cân nhanh chóng, gây béo phì, từ đó dẫn đến các bệnh tim mạch và tiểu đường.
3. Một số loại hạt chứa độc tố tự nhiên
Một số loại hạt như hạnh nhân đắng, hạt điều sống hoặc hạt óc chó chưa qua chế biến có chứa glycoside cyanogen, hợp chất giải phóng cyanide khi vào cơ thể. Trong khi cyanide là một chất độc nguy hiểm, có thể gây tổn thương gan nếu tiêu thụ trong thời gian dài. Cyanide cũng có thể gây hại cho hệ thần kinh, dẫn đến các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, hoặc thậm chí co giật nếu ngộ độc nặng.
Ngoài ra, một số loại hạt chứa phytotoxin là độc tố thực vật tự nhiên có thể gây buồn nôn, tiêu chảy, hoặc dị ứng nếu ăn với số lượng lớn. Gan phải làm việc nhiều hơn để chuyển hóa các độc tố này, dẫn đến tình trạng viêm và tổn thương tế bào gan. Nếu lượng ăn quá nhiều, glycoside cyanogen có thể gây khó thở và tăng nguy cơ tổn thương phổi. Nên hãy chỉ sử dụng các loại hạt đã được chế biến đúng cách và tránh ăn sống hoặc chưa qua xử lý kỹ lưỡng.
4. Hạt có hàm lượng muối quá cao
Nhiều loại hạt chế biến bằng cách thêm nhiều muối sẽ không thân thiện với sức khỏe nếu tiêu thụ lượng nhiều trong thời gian dài. Dù hương vị hấp dẫn nhưng việc tiêu thụ quá nhiều muối không chỉ làm tăng nguy cơ cao huyết áp mà còn gây áp lực lớn cho gan và thận.
Do gan cần phối hợp với thận để đào thải natri dư thừa. Khi lượng natri quá cao, gan phải hoạt động liên tục, dễ dẫn đến viêm gan, xơ gan và làm chậm quá trình tái tạo tế bào gan. Ăn quá nhiều muối cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp, đột quỵ và suy tim. Ngoài ra natri dư thừa gây giữ nước trong cơ thể, khiến bạn cảm thấy phù nề và mất cân bằng điện giải. Lời khuyên là hạn chế tiêu thụ các loại hạt có muối cao, đặc biệt với người có bệnh lý tim mạch, thận hoặc gan.
Nguồn và ảnh: Sohu, Eat This Not That
Ngọc Ái