Home Sức khỏe 3 loại thực phẩm người Nhật thường xuyên dùng để đẩy lùi bệnh gan nhiễm mỡ

3 loại thực phẩm người Nhật thường xuyên dùng để đẩy lùi bệnh gan nhiễm mỡ

by cataiphat
- Ảnh 1.


Đậu nành, rong biển và hải sản, những thực phẩm phổ biến trong chế độ ăn của người Nhật, được cho là có khả năng làm chậm tiến triển của bệnh gan nhiễm mỡ.

Theo Pháp luật TP.HCM, gan nhiễm mỡ là bệnh lý phổ biến. Tình trạng này xảy ra do có quá nhiều chất béo tích tụ trong gan. Bệnh gan nhiễm mỡ nếu không phát hiện sớm và chữa trị kịp thời có thể dẫn đến xơ gan.

Tại Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế năm 2019, tỷ lệ người mắc gan nhiễm mỡ là gần 30% dân số.

Chính vì thế, theo các bác sĩ, một trong những phương pháp hiệu quả để quản lý bệnh gan nhiễm mỡ là thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh.

Tờ Boldsky cho biết, một nghiên cứu mới đây được đăng trên Viện Xuất bản số đa ngành-MDPI cho rằng, chế độ ăn uống của người Nhật được phát hiện là có khả năng làm chậm quá trình phát triển của bệnh gan nhiễm mỡ.

- Ảnh 1.

Đậu nành, rong biển và hải sản, những thực phẩm phổ biến trong chế độ ăn của người Nhật, được cho là có khả năng làm chậm tiến triển của bệnh gan nhiễm mỡ. Ảnh minh họa.

Theo đó ba trong số các món ăn được người nhật yêu thích gồm đậu nành, hải sản và rong biển có liên quan mạnh mẽ nhất đến việc làm chậm quá trình xơ hóa gan.

Thực phẩm người bệnh gan nhiễm mỡ nên ăn

Sức khỏe & Đời sống dẫn lời PGS. Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, người bị gan nhiễm mỡ nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi để có chất xơ kích thích nhu động ruột, tránh táo bón, phòng chống bệnh xơ vữa động mạch.

Rau xanh còn là nguồn cung cấp nhiều loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Trung bình người từ tuổi 50 cần khoảng 300 – 400g rau xanh, 200 – 300g trái cây mỗi ngày.

Ăn nhiều rau xanh và trái cây: Người bệnh gan nhiễm mỡ nên tăng cường ăn trái cây và rau xanh vì những thực phẩm này có chứa nhiều vitamin và chất xơ, có tác dụng kích thích nhu động ruột, giảm nguy cơ táo bón và hạn chế nguy cơ xơ vữa động mạch. Đặc biệt, vitamin A, C, E và chất chống oxy hóa trong rau quả có thể làm giảm nguy cơ tích tụ mỡ trong gan.

Các loại rau xanh như: bông cải xanh, rau bina, cải xoăn, hành tây, tỏi tây, măng tây, atisô, ớt chuông, nấm, cà rốt, cà chua, súp lơ. Các loại trái cây như bưởi, quả mọng (việt quất, nam việt quất, dâu tây, mâm xôi…), chanh, cam, dứa, táo, lê, đu đủ, lựu…

Người bị gan nhiễm mỡ nên bổ sung tối thiểu 300g rau xanh, 200g quả chín tươi mỗi ngày. Những người ăn nhiều trái cây và rau quả có xu hướng duy trì cân nặng khỏe mạnh hơn.

Các loại rau có tinh bột như khoai lang, củ cải, khoai mỡ là những loại carbohydrate phức hợp này cũng rất giàu chất dinh dưỡng thực vật, chất xơ và vitamin, chẳng hạn như vitamin C, chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp tăng cường khả năng miễn dịch.

- Ảnh 2.

Ngũ cốc nguyên hạt – đặc biệt là những loại có chỉ số đường huyết thấp rất giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ. Ảnh minh họa

Ngũ cốc nguyên hạt: Yến mạch, lúa mì nghiền 100%, lúa mạch, bulgur, farro, gạo… Ngũ cốc nguyên hạt – đặc biệt là những loại có chỉ số đường huyết thấp hơn, chẳng hạn như yến mạch nguyên hạt – rất giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ. Chúng hỗ trợ cảm giác no và đi tiêu đều đặn, đồng thời là sự thay thế tuyệt vời cho carbohydrate tinh chế.

Các loại hạt: Các loại hạt hướng dương, hạnh nhân, hạt điều, quả hồ trăn, quả óc chó giàu acid béo omega-3 giúp giảm chất béo trung tính và lipid. Chúng cũng có thể làm giảm viêm. Hãy ưu tiên những lựa chọn thực phẩm thô, không ướp muối bất cứ khi nào có thể.

Các loại đậu: Đậu, đậu lăng, đậu xanh… (tốt nhất là khô và không đóng hộp) là nguồn cung cấp protein và chất xơ cho người ăn chay. Các loại đậu là một loại carbohydrate phức hợp giúp no lâu và giảm sự biến động lớn về lượng đường trong máu. Chúng cũng ít chất béo.

Protein nạc: Thịt gà trắng, gà tây, trứng, thịt lợn… là những thực phẩm chứa protein rất quan trọng đối với cơ bắp và giúp no lâu. So với protein có hàm lượng chất béo cao hơn, protein nạc có lượng calo và chất béo bão hòa thấp hơn, có thể giúp giảm cân. Đổi 85g thịt bò xay sang 85g thịt gà có thể giúp tiết kiệm khoảng 150 calo.

Sữa chua ít béo, kefir: Giàu canxi, vitamin D và men vi sinh, sữa ít béo có thể là một lựa chọn lành mạnh. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng men vi sinh có thể giúp biến đổi vi khuẩn trong ruột, đóng vai trò trong việc hạn chế phát triển của bệnh gan nhiễm mỡ liên quan đến rối loạn chuyển hóa và tiến triển nguy hiểm,

Chất béo lành mạnh: Dầu ô liu, dầu lạc, dầu vừng hay cá béo giàu acid béo omega-3, các loại cá béo như cá hồi, cá ngừ, cá mòi có thể giúp giảm chất béo trung tính và chất béo trong gan.

Các loại thảo mộc và gia vị: Các loại thảo mộc và gia vị tạo hương vị đồng thời giàu chất chống oxy hóa chống viêm. Chúng có lượng calo thấp và cũng không có chất béo như húng quế, ngò, rau mùi tây, hương thảo, húng tây, lá oregano, sả, hoa oải hương.

Related Posts

Leave a Comment