Home Giải mã chất dinh dưỡng 3 ‘không’ khi ăn đậu phụ để tránh gây hại cho cơ thể

3 ‘không’ khi ăn đậu phụ để tránh gây hại cho cơ thể

by cataiphat


Theo chuyên gia, dù đậu phụ là món ăn lành tính tuy nhiên vẫn tiềm ẩn một số nguy cơ rủi ro cho sức khoẻ mà mọi người nên biết.

Không nên dùng đậu phụ biến đổi gen

Hiện nay, đậu nành của Việt Nam được nhập khẩu từ nước ngoài và dùng cho mục đích chăn nuôi. Tuy nhiên, không ít người lại dùng các loại đậu này để làm thành đậu phụ.

Theo TS. Lương y Phùng Tuấn Giang, Chủ tịch Viện Nghiên cứu Phát triển Y Dược cổ truyền Việt Nam, khi mua đậu phụ cần tránh loại biến đổi gen (GMO) do lo ngại về sự khác biệt về dinh dưỡng, kháng kháng sinh và tăng nguy cơ dị ứng thực phẩm. Nên chọn đậu phụ được làm từ nguyên liệu đậu nành được chăm sóc hữu cơ và không biến đổi gen.

3 không khi ăn đậu phụ để tránh gây hại cho cơ thể - Ảnh 1.

Đậu phụ rán (Ảnh: ST)

Không ăn đậu phụ nếu bị dị ứng

Dị ứng đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành là một trong những dị ứng thường gặp. Đa phần các trường hợp dị ứng đậu nành xảy ra ở trẻ sơ sinh. Dị ứng với đậu nành đều sẽ hết dần theo thời gian, song một số trường hợp có thể dị ứng đến tuổi trưởng thành.

Dị ứng đậu nành nhẹ bao gồm phát ban da, ngứa trong và xung quanh miệng. Một số trường hợp hiếm có thể xảy ra phản ứng sốc phản vệ nghiêm trọng, đe dọa tính mạng.

TS Giang cho hay nếu bạn là người dị ứng đậu nành thì cần phải tránh tất cả các sản phẩm có nguồn gốc từ đậu nành, trong đó có đậu phụ. Khi có bất cứ các triệu chứng như phát ban hoặc mẩn ngứa sau khi ăn các sản phẩm đậu nành thì nên đi khám.

Người có bệnh lý nhạy cảm với đậu phụ không nên ăn quá nhiều đậu phụ

Theo TS Giang, đậu nành có chứa goitrogen, là những hợp chất có thể cản trở việc sản xuất hormone tuyến giáp. Vì lý do này, điều quan trọng là phải duy trì lượng đậu nành ở mức vừa phải và thưởng thức như một phần của chế độ ăn uống cân bằng, đặc biệt đối với những người có tiền sử mắc các vấn đề về tuyến giáp.

Lưu ý khi dùng đậu nành

Trong đậu nành có chứa phytate là một loại chất kháng dinh dưỡng ngăn cản sự hấp thu trong cơ thể, gây ra hiện tượng đầy bụng khó tiêu. Đậu nành cũng chứa chất ức chế trypsin, cản trở quá trình tiêu hóa và hấp thụ protein. Do đó, không nên ăn đậu nành sống.

Tuy nhiên, quá trình ngâm, làm nảy mầm, nấu chín và lên men đậu nành có thể làm giảm đáng kể hàm lượng chất kháng dinh dưỡng.

TS Giang giới thiệu một số món ăn nhiều giá trị dinh dưỡng từ đậu nành dưới đây:

– Natto (đậu nành lên men) đã được các nghiên cứu khoa học chứng minh là có lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Natto có nhiều protein, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Vi khuẩn tốt Bacillus subtilis trong natto tạo ra một loại enzyme gọi là nattokinase, tạo ra vitamin K2.

– Tempeh (tương nén) là một loại protein đậu nành khác được làm từ đậu nành lên men. Sự khác biệt chính giữa tempeh và đậu phụ là quá trình lên men, có thể giúp tăng đáng kể lợi ích. Tempeh có lượng protein cao, vitamin và khoáng chất. Tempeh được biết là làm giảm cholesterol, tăng mật độ xương, giảm các triệu chứng mãn kinh và thúc đẩy phục hồi cơ bắp.

Đậu nành là loại thực phẩm giàu protein. Ngoài ra, các loại đậu khác như đậu đen, đậu lăng, đậu gà và đậu xanh cũng rất giàu protein thực vật. Ngoài việc cung cấp protein và chất xơ, các loại đậu trên còn giàu các chất dinh dưỡng như magiê, sắt, mangan, folate và thiamine.

Related Posts

Leave a Comment