2 loại thịt này được chứng minh công dụng tốt cho tim mạch, cung cấp nhiều dưỡng chất thiết yếu giúp cơ thể ngày Tết khỏe khoắn.
Thịt chim bồ câu
Thịt chim bồ câu thường được sử dụng chế biến nhiều món ăn hấp dẫn với giá trị dinh dưỡng cao. Theo Đông y, thịt bồ câu tính bình, vị mặn, tác dụng bổ thận kiện tỳ vị, ích khí huyết, giải độc, kiện tỳ vị (kích thích tiêu hoá).
Các chuyên gia nhận định loại thịt này được xem là “thượng phẩm” bồi bổ sức khỏe, được ví bổ như nhân sâm bởi hàm lượng vitamin, khoáng chất dồi dào. Trong 100g thịt bồ câu chứa 17,5g protein, 7,5g chất béo, collagen, sắt, vitamin A, B, E, canxi…
Thịt bồ câu có hàm lượng chất béo thấp, không làm tăng mỡ máu và đường huyết nếu ăn một lượng vừa đủ. Loại thịt này rất giàu nhiều nguyên tố vi lượng như chất sắt và vitamin B, giúp cải thiện chức năng tái tạo tế bào hồng cầu, phòng ngừa tình trạng thiếu máu do chế độ ăn không đủ chất sắt.
Thịt bồ câu còn giàu protein chất lượng cao, chất béo thấp, giúp cơ thể duy trì mức cholesterol ổn định, ngăn ngừa mỡ máu tăng đột biến và xơ vữa động mạch như khi ăn các loại thịt đỏ.
Vitamin A, B, E, canxi và sắt trong thịt bồ câu có thể cải thiện quá trình trao đổi chất và đổi mới tế bào não, tăng cường tuần hoàn máu não, giúp cải thiện trí nhớ, phát triển trí não. Người thường xuyên lao động trí óc, căng thẳng, suy giảm trí nhớ nên sử dụng loại thịt này.
Thịt bồ câu chứa hàm lượng chất chondroitin tương đối cao và lượng collagen dồi dào, cải thiện sức sống làn da, tăng độ đàn hồi cho da, giúp khí huyết lưu thông, từ đó làm chậm quá trình lão hoá. Loại thịt này còn được đánh giá cao bởi khả năng bảo vệ các tế bào nang tóc, ngăn tóc rụng và tóc bạc sớm.
Bên cạnh đó, tiêu thụ vừa phải chim bồ câu có thể tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện tình trạng chán ăn, thúc đẩy quá trình tiêu hoá, giảm mệt mỏi cả về thể chất và tinh thần…
Cá hồi
Cá hồi chứa nhiều vitamin B12, cần thiết cho chức năng thần kinh và hình thành tế bào hồng cầu. Một số khoáng chất quan trọng cũng có trong cá hồi như iot, kali, selen giúp hỗ trợ chức năng tuyến giáp, điều hòa huyết áp và chống lại tổn thương do các gốc tự do.
Loại cá này chứa nhiều axit béo omega-3, một loại chất béo không bão hòa đa thiết yếu vì cơ thể không thể tự tạo ra. Trong 100g cá hồi nấu chín có thể chứa đến 14,6g chất béo, cơ lợi cho sức khỏe tim mạch, duy trì sự cân bằng của da, khớp, nội tiết tố.
Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị nên ăn ít nhất 2 khẩu phần cá béo như cá hồi mỗi tuần bởi lượng omega 3 dồi dào trong loại cá này có có tác dụng làm giảm huyết áp và giảm mức cholesterol trong cơ thể. Axit béo omega-3 và kali trong cá hồi có thể giảm mức cholesterol, duy trì huyết áp, giảm nguy cơ đau tim, đột quỵ, loạn nhịp tim
Các axit béo omega-3 trong cá hồi hỗ trợ sức khỏe da đầu và giúp tóc bóng mượt, duy trì độ đàn hồi của làn da, giảm các dấu hiệu lão hóa. Thiếu omega-3 có thể dẫn đến da, tóc xỉn màu, không đủ độ ẩm. Chất chống oxy hóa trong loại cá này có lợi cho sức khỏe làn da, bảo vệ da chống lại tia UV có hại và các gốc tự do, theo một bài đánh giá năm 2018 trên tạp chí y khoa Nutrients.
Cá hồi là nguồn cung cấp vitamin D và canxi, protein rất quan trọng để duy trì sức khỏe xương, ngăn ngừa mất cơ và giúp cơ thể phục hồi nhanh. Vitamin D trong cá hồi hỗ trợ quá trình chuyển hóa canxi và phốt pho. Theo một nghiên cứu năm 2013, phụ nữ mãn kinh có lượng vitamin D trong máu thấp có nguy cơ bị mất xương và gãy xương cao hơn so với những người có đủ lượng vitamin D trong huyết thanh.
Các omega-3 có trong cá hồi – đặc biệt là DHA đóng một vai trò lớn trong sự phát triển trí não, tăng cường chức năng nhận thức. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tiêu thụ omega-3 từ hải sản, trong đó có cá hồi có thể làm giảm nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe tâm thần như trầm cảm, rối loạn lưỡng cực và tự kỷ.
(Tổng hợp)